BỘ SƯU TẬP ĐỒ ÁN CƠ KHÍ
Bộ sưu tập Đồ án Cơ khí đầy đủ nhất dành tặng tất cả các bạn sinh viên cơ khí & anh em kỹ thuật
Bao gồm : file thuyết minh, tập bản vẽ, và nhiều đồ án có cả file 3D được thiết kế Solidworks, Inventor,..v..v..
Bao gồm : file thuyết minh, tập bản vẽ, và nhiều đồ án có cả file 3D được thiết kế Solidworks, Inventor,..v..v..
BỘ SƯU TẬP ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY
Bộ sưu tập Đồ án Chi tiết máy đầy đủ nhất dành tặng tất cả các bạn sinh viên cơ khí & anh em kỹ thuật
Bao gồm : file thuyết minh, tập bản vẽ, và nhiều đồ án có cả file 3D được thiết kế Solidworks, Inventor,..v..v..
Thực hành SPSS
Trích dẫn nội dung tài liệu: Thực hành SPSS
PHÂN TÍCH TẦN SỐ (Frequency)
Bảng tần số trình bày tất cả các biến kiểu số (định lượng và định tính). Trong trường hợp biến định lượng kết quả cho ra rất dài khó phân tích, để dể dàng trong phân tích ta phải phân nhóm chúng lại. Các biến để thực hiện bảng tần suất:
Chọn Menu Analyze > Descriptive Statitics > Frequency…
PHÂN TÍCH HỒI QUI TƯƠNG QUAN
1./ Hồi qui 1 chiều (Single Regression)
Biến phụ thuộc là biến có có chiều hướng thay đổi tăng hoặc giảm do bởi tác động của một hoặc nhiều yếu tố khác (hoặc có thể do bởi một hay nhiều biến khác).
Biến độc lập (có thể nói là biến không phụ thuộc) nó sẽ tác động hoặc làm ảnh hưởng đến sự thay đổi của biến phụ thuộc.
Hàm hồi qui Y= b+ aX (1)
Với:
Y: Biến phụ thuộc (Dependent variable)
X: Biến độc lập (Independent variable)
b: :Hằng số (constant)
a: Hệ số của X
Thực hành
• Biến phụ thuộc y ở đây là “chi tiêu”
• Biến độc lập ở đây là “Thu nhập”
Để chạy hàm hồi qui tương quan đơn biến, ta cần làm các thao tác như sau:
Vào menu Analyze -> Regression -> Linear..
PHÂN TÍCH BẢNG CHÉO (Crosstabulation)
KIỂM ĐỊNH CHI-SQUARE
Khái niệm: Kiểm định này dùng để kiểm tra có hay không có mối quan hệ giữa hai yếu tố trong tổng thể. Kiểm định này còn gọi là kiểm định độc lập.
Kiểm định này phù hợp khi hai yếu tố nghiên cứu là biến định tính hay định lượng rời rạc.
Cơ sở lí thuyết:
• Giả thuyết H0 : hai biến độc lập nhau
• Giả thuyết H1 : hai biến có liên hệ nhau
Thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
Trích dẫn nội dung tài liệu: Thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
Có nhiều phương pháp nghiên cứu theo hướng mô tả. Những phương pháp này được xây dựng nhằm mô tả và diễn giải cho câu hỏi Cái gì. Những nghiên cứu này xem xét các cá nhân, phương pháp hoặc tài liệu với mục đích mô tả, so sánh, đối chiếu, phân loại, phân tích và diễn giải những đối tượng, sự kiện cấu thành các phần các nhau của nghiên cứu.
Thông thường, các điều tra khảo sát thu thập thông tin tại một thời điểm nhất định với mục đích mô tả bản chất của những hoàn cảnh hiện có, hoặc xác định các tiêu chuẩn để so sánh các hoàn cảnh hiện có, hoặc xác định mối quan hệ tồn tại giữa các sự kiện cụ thể.
Điều tra khảo sát là một trong những phần quan trọng của đo lường trong công tác nghiên cứu xã hội. Phạm vi của điều tra rất rộng, bao gồm các quy trình đánh giá có đặt câu hỏi cho người được hỏi. Một “điều tra khảo sát” có thể là một bảng hỏi ngắn trên giấy hoặc một cuộc phỏng vấn chuyên sâu.
Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu các phương pháp điều tra khảo sát khác nhau. Những phương pháp này sơ bộ có thể chia thành hai loại lớn: Bảng hỏi và Phỏng vấn. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu làm sao lựa chọn được phương pháp điều tra phù hợp với điều kiện hiện có. Sau khi lựa chọn được phương pháp điều tra, chúng ta sẽ phải xây dựng nội dung của cuộc điều tra khảo sát.
Giới thiệu về đo lường
Chương I. Phương pháp định lượng: nghiên cứu qua điều tra: Các phương pháp điều tra khảo sát: Bảng hỏi; Phỏng vấn; Lựa chọn Phương pháp điều tra; Mục đích của điều tra; Vấn đề về chọn tập hợp mẫu; Vấn đề lấy mẫu điều tra; Vấn đề về câu hỏi; Vấn đề nội dung; Vấn đề về định kiến; Vấn đề về khâu tổ chức; Xây dựng bảng hỏi; Các dạng câu hỏi; Nội dung câu hỏi; Các dạng câu trả lời; Kỹ thuật viết câu hỏi; Trật tự câu hỏi; Xử lý và phân tích dữ liệu định lượng; Công tác chuẩn bị dữ liệu bao gồm; Nhập dữ liệu; Kiểm tra độ chính các của dữ liệu; Nhập dữ liệu vào máy tính; Chuyển đổi dữ liệu; Thống kê mô tả; Phân tích đơn biến
Chương II Các phương pháp định tính: Giới thiệu; Mô hình định lượng; Nhóm tập trung (Focus group); Phân tích dữ liệu định tính: phân loại và mã hóa; Phân loại; Mã số và mã hóa
Luận văn thạc sĩ kinh tế Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ
Trích dẫn nội dung tài liệu: Luận văn thạc sĩ kinh tế Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ
Đề tài nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại các quận, huyện có số lượng HTX nông nghiệp nhiều là Phong Điền, Ô Môn, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, Thới Lai, Bình Thuỷ. Lý thuyết về hiệu quả hoạt động được sử dụng làm cơ sở lý luận để tiếp cận nghiên cứu này. Các phương pháp phân tích được chúng tôi sử dụng như: Thống kê mô tả, sơ đồ biển đồ, phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối,…; Nghiên cứu điển hình thông qua việc chọn các HTX điển hình; Phân tích ma trân SWOT và phương pháp suy luận tổng hợp,…
Sản xuất lúa giống tại Đồng bằng sông Cửu Long
Trích dẫn nội dung tài liệu: Sản xuất lúa giống tại Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long với tiềm năng đa dạng, phong phú và là vùng trọng điểm sản xuất lương thực. Sản lượng lúa chiếm khoảng 52% tổng sản lượng lúa của cả nước, hàng năm đóng góp trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu, sản xuất lúa ở ĐBSCL có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và góp phần tích cực trong xuất khẩu.
Tuy nhiên, thời gian qua việc sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng còn biểu hiện sự thiếu ổn định và bền vững. Sự xuất hiện nhiều loại dịch hại với mức bộc phát, lan truyền ngày càng cao và liên tục đã làm suy giảm đáng kể năng suất và sản lượng lúa của toàn vùng, tình hình này đang đặt ra những vấn đề cần quan tâm, nhất là sử dụng giống và bố trí mùa vụ canh tác phù hợp trong sản xuất lúa ở ĐBSCL hiện nay.
Với mục tiêu giúp cho cán bộ và nông dân trong vùng hiểu biết thêm về việc sử dụng hợp lý giống và bố trí thời vụ phù hợp trong sản xuất lúa Cục Trồng trọt biên soạn tập sách này với mong muốn góp phần hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất lúa có hiệu quả và bền vững.
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học
tháng 11 08, 2018 Giáo trình đại học, Nghiên cứu khoa học No comments
Trích dẫn nội dung tài liệu: Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động then chốt hàng đầu trong những ngành khoa học. Kết quả từ NCKH là những phát hiện mới về kiến thức, về bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới có giá trị cao. Thực tế cho thấy, sinh viên khi bắt đầu làm luận văn tốt nghiệp và ngay cả những người mới ra trường làm việc trong các cơ quan nghiên cứu đòi hỏi phải có kiến thức và có phương pháp NCKH. Vì vậy, môn học phương pháp NCKH học là nền tảng để trang bị cho các sinh viên tiếp cận NCKH.
Giáo trình “Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học” được biên soạn với nhiều nội dung cung cấp những thông tin, những kiến thức cơ bản, các bước trong NCKH, những kỹ thuật cần thiết để tiếp cận phương pháp thí nghiệm và cách trình bày các kết quả NCKH. Hy vọng rằng giáo trình này sẽ mang lại những kiến thức bổ ích và những thông tin thiết thực cho sinh viên và những người bắt đầu làm công tác NCKH.
Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới nầy, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận.
Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
Hướng dẫn sinh viên làm quen với phương pháp NCKH thông qua môn học chuyên ngành cụ thể
tháng 11 08, 2018 Giáo trình đại học, Nghiên cứu khoa học No comments
Trích dẫn nội dung tài liệu: Hướng dẫn sinh viên làm quen với phương pháp NCKH thông qua môn học chuyên ngành cụ thể
Hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu không chỉ đối với các viện và trung tâm nghiên cứu mà còn đối với cả các trường đại học. Tác giả Văn Như Cương trong một báo cáo tham luận về “Giá trị thực của nghiên cứu khoa học” (2009) nhận định rằng khuyến khích các trường ĐH nghiên cứu khoa học là đúng đắn, không nghiên cứu khoa học thì chất lượng đào tạo không thể cao, thầy phải nghiên cứu khoa học và đồng thời phải hướng dẫn sinh viên biết nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học ứng dụng. Trường Đại học Hà Nội cũng đã khẳng định vai trò của NCKH SV đó là nghiên cứu khoa học không chỉ giúp sinh viên bước đầu rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy, tự khám phá, tự bồi dưỡng kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn giúp người học hình thành kỹ năng xác định đề tài, giới hạn phạm vi, lựa chọn phương pháp nghiên cứu. Điều này cũng có nghĩa là NCKH SV được hình thành và phát triển trong quá trình đào tạo và ngược lại nó cũng có tác động tích cực, giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác dạy và học.
Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.
Đánh giá sự biến động đất mặn và đất phèn vùng Đồng bằng sông Cửu Long sau 30 năm sử dụng
tháng 11 07, 2018 Nghiên cứu khoa học, Nông nghiệp No comments
Trích dẫn nội dung tài liệu: Đánh giá sự biến động đất mặn và đất phèn vùng Đồng bằng sông Cửu Long sau 30 năm sử dụng
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng châu thổ l ớn nhất của nước ta, có tổng diện tích tự nhiên (DTTN) khoảng 40.602 km², chiếm 12,3% diện tích toàn quốc; là vùng kinh tế có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cả nước. Đất đai nơi đây chủ yếu được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Cửu Long. Vì vậy về bản chất đất đai ở đây chủ yếu là đất phù sa. Tuy nhiên do chịu tác động của thủy triều, rừng ngập mặn đã hình thành nên nhóm đất mặn và đất phèn với diện tích khoảng 2,4 triệu ha (chiếm 59,5% DTTN). Những vùng đất này đang là nơi có những hoạt động sản xuất nông nghiệp quan trọng như: Sản xuất lúa, phát triển cây ăn quảvà nuôi trồng thủy sản... Kinh tế nông - lâm – ngư nghiệp chiếm tới 44,7% trong cơ cấu kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Qua nhiều năm khai thác và sử dụng làm cho di ện tích cũng nhưtính chất của đất mặn và đất phèn đã có sựbiến động đáng kể. Vì vậy, việc đánh giá sựbiến động cảvềsốlượng và chất lượng của đất m ặn và đất phèn cần được quan tâm để kịp thời nhằm đưa ra các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả.
Nghiên cứu bệnh tôm
tháng 11 07, 2018 Giáo trình đại học, Nông nghiệp No comments
Trích dẫn nội dung tài liệu: Nghiên cứu bệnh tôm
Hiện tượng đỏ thân hay đỏ phụ bộ ở tôm nuôi có thể do nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau gây nên. Cũng có trường hợp nhiều tác nhân gây bệnh cùng kết hợp gây nên tình trạng trên. Mặc dù vậy, dấu hiệu đỏ thân hay đỏ phụ bộ cũng giúp cho người chẩn đoán đề xuất những khả năng có thể xác định được tác nhân gây bệnh nhanh và chính xác nhất.
Hiện tượng vỏ tôm có màu xanhcó thể là hậu quả của những biến động xấu của môi trường nuôi hoặc dothành phần sắc tố có trong thức ăn của tôm nuôi. Mặt khác, có trường hợp hiện tượng vỏ tôm có màu xanh là do tôm bị nhiễm virus gây bệnh hoại tử cơquan tạo máu và cơquan lập biểu mô, xuất huyết ruột hay thiếu astaxanthin.
Hiện tượng đầu vàng thường do tôm bị bệnh ở gan tụy hay bị nhiễm virus gây bệnh đầu vàng. Tuy nhiên có khi tôm bị nhiễm virus lại không có dấu hiệu đầu vàng. Cho nên ngoài việc quan sát dấu hiệu bệnh, việc xác định tác nhân gây bệnh là rất quan trọng.
CHƯƠNG 1. NHỮNG KHÁI NIỆM & PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN NGHIÊN CỨU BỆNH
TÔM
I. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh ở tôm nuôi
1. Vật chủ
2. Tác nhân gây bệnh
3. Môi trường
II. Phương pháp thu và bảo quản mẫuchẩn đoán bệnh tôm
1. Thu mẫu
2. Chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm
3. Bảo quản mẫu
III. Phương pháp phát hiện bệnh ở tôm nuôi
1. Phải theo dõi các thông tin về môi trường và quản lý ao nuôi
2. Quan sát dấuhiệu bệnh bên ngoài cơthể tôm
IV. Phương pháp chẩn đoán bệnh
1. Những phương pháp cơbản trong phòng thí nghiệm
2. Phương pháp phân lập và định danh vi khuẩn
3. Phương pháp mô học
4. Phương pháp tạo phản ứng chuỗi nhờ polymerase (PCR)
CHƯƠNG 2. BỆNH VIRUS
I. Bệnh MBV
II. Bệnh đầu vàng
III. Bệnh đốm trắng
CHƯƠNG 3. BỆNH VI KHUẨN
I. Bệnh phát sáng
II. BệnhVibrio
III. Bệnh đốm nâu, đốm đen
IV.Bệnh vi khuẩn dạng sợi
CHƯƠNG 4. BỆNH NẤM VÀ NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT
I. Bệnh nấm Mycosis .....
II. Bệnh do vi sinh vật bám
CHƯƠNG 5. BỆNH DO CÁC NGUYÊN NHÂN KHÁC
I. Bệnh mang (mang đen, mang đỏ, phồng nắp mang)
II. Bệnh hoại cơ
III.Bệnh cong thân
IV.Bệnh lột xác không thành công
Bệnh học thuỷ sản
tháng 11 06, 2018 Giáo trình đại học, Nông nghiệp No comments
Trích dẫn nội dung giáo trình: Bệnh học thuỷ sản
Bệnh Học Thủy Sản là môn chuyên sâu của ngành thủy sản. Môn học này ra đời trên cơ sở sự phát triển của y học, từ nghiên cứu ký sinh trùng của người: sán lá, sán dây mà ký chủ trung gian là cá. Đồng thời nghề nuôi nuôi thuỷ sản càng ngày càng phát triển cao, nuôi với qui mô công nghiệp hóa, tập trung số lượng lớn cá và mật độ cao thì việc phòng, trị bệnh cá cần được giải quyết cấp thiết. Từ đó dần dần môn Bệnh Học Thủy Sản ra đời. Tuy nhiên, Bệnh Học Thủy Sản là môn học mới và phát triển muôn so với các môn học khác. Môn học này có liên quan chặt chẽ với các môn cơ sở chuyên ngành khác như vi sinh, thủy hóa, ngư loại, sinh lý cá ...đặc biệt là môn học hỗ trợ đắc lực cho kỹ thuật nuôi và sản xuất giống.
Khi phong trào nuôi thủy sản chưa phát triển, các đối tượng nuôi chủ yếu là cá, do đó môn học chỉ nghiên cứu trên đối tượng là cá và có tên là môn bệnh cá học Ichthyopathologyhoặc Fish pathology. Sau thập kỷ 70 trở lại đây phong trào nuôi thủy sản phát triển, nhiều đối tượng đã được nuôi với hình thức nuôi rất đa dạng (Ao đất, lồng, bè, đăng quầng....), ngoài đối tượng nuôi là cá, các đối tượng khác được nghiên cứu để nuôi: tôm, cua, nhuyễn thể... Cho nên môn học phải nghiên cứu các bệnh của nhiều loại động vật thủy sản khácnên tên gọi của môn học được mở rộng hơn và có tên là Pathology of Aquatic Animal.
Thực hành bón phân cho lúa theo bảng so màu lá
Trích dẫn nội dung tài liệu: Thực hành bón phân cho lúa theo bảng so màu lá
Bảng so màu lá lúa là một tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, ở nước ta nhiều nông dân trồng lúa đã áp dụng theo bảng so màu lá đạt kết quả tốt. Khi áp dụng bảng so màu lá vào đồng ruộng là một giải pháp tích cực cho những người trồng lúa, góp phần đảm bảo năng suất và chất lượng lúa, đồng thời hạ giá thành sản phẩm tăng thu nhập cho người nông dân. Bảng so màu lá được chế tạo theo công nghệ của Nhật Bản, nhằm xác định màu sắc lá lúa và dự đoán tình trạng thiếu hay thừa đạm trong cây, từ đó nông dân có thể dễ dàng quyết định bón hay không bón đạm trên ruộng lúa của mình.
Bảng so màu lá lúa gồm 1 khung lớn có kích thước: 8cm x 25 cm, trên khung lớn có 6 ô nhỏ có màu xanh khác nhau từ màu xanh đến màu xanh đậm đại diện cho màu sắc lá lúa từ thiếu đạm đến dư đạm và được đánh dấu từ số 1 đến số 6.
Phương pháp tiếp cận khoa học
tháng 11 05, 2018 Giáo trình đại học, Nghiên cứu khoa học No comments
Trích dẫn nội dung giáo trình: Phương pháp tiếp cận khoa học
Tiếp cận khoa học là một nhu cầu quan trọng, không chỉcho nhà nghiên cứu mà còn cho tất cảmọi người, những ai quan tâm khám phá quy luật, hiện tượng xung quanh đểphục vụcho đời sống. Tiếp cận khoa học nhằm khám phá các quy luật khách quan của tựnhiên và xã hội nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp để phục vụ quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động có tính bản chất của loài người, con người từng bước khám phá thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên và tìm ra các giải pháp sử dụng hợp lý và cùng tồn tại bền vững trong thế giới tựnhiên.
Để tiếp cận khoa học cần có phương pháp thích hợp với từng đối tượng, chủ đề nghiên cứu. Phương pháp tiếp cận khoa học phù hợp sẽgiúp cho nhà nghiên cứu, phát triển công nghệ đạt được kết quảmong đợi, góp phần vào sáng tạo tri thức và phát triển kinh tế, kỹ thuật, văn hoá trong đời sống xã hội trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Lịch sử loài người đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm trong tiếp cận khoa học, các phương pháp tiếp cận khoa học khác nhau đã hình thành và phát triển, từ những phương pháp tư duy logic về triết học, các nghiên cứu khoa học kinh điển, ứng dụng toán học trong nghiên cứu cho đến các nghiên cứu thửnghiệm, điều tra khám phá quy luật khách quan không chỉ vềtự nhiên mà cả về xã hội. Nhiều phương pháp luận tiếp cận khoa học khác nhau đã hình thành và đang phát triển, nó phục vụ cho từng mục tiêu khám phá, nghiên cứu khác nhau trong từng ngóc ngách của xã hội, tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ nhằm phục vụ vào việc nâng cao tri thức cũng như đóng góp quan trong vào phát triển xã hội. Đối với ngành khoa học kỹ thuật quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu khoa học nhằm vào các mục đích:
- Khám phá các quy luật khách quan của hệsinh thái, tựnhiên để đóng góp vào tri thức của ngành
- Xây dựng các mô hình quản lý tối ưu các hệsinh thái, nguồn tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở mô phỏng tự nhiên
- Phân tích các quy luật phát triển xã hội ảnh hưởng đến quản lý sửdụng tài nguyên đểcó giải pháp điều hoà giữa nhu cầu và năng lực cung cấp của tài nguyên
- Thử nghiệm các công nghệ mới về sinh học, thông tin, kỹ thuật để áp dụng trong sản xuất, bảo vệ và phát triển tài nguyên.
Với các mục đích khác nhau đó thì phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu cũng có những con đường, cách tiếp cận khác nhau:
- Tiếp cận lý thuyết: Trên cơ sở tri thức đã có, người nghiên cứu phát triển các học thuyết, lý thuyết trên cơ sở lý luận logic và kiểm chứng với thực tiễn.
- Tiếp cận với quy luật tự nhiên: Trên cơ sở phát hiện các quy luật khách quan của tự nhiên, sử dụng các công nghệ thông tin, toán học thống kê để xây dựng các mô hình khái quát quy luật, định hướng điều hành, dẫn đắt hướng đi cho việc quản lý sửdụng tài nguyên thiên nhiên
- Tiếp cận có sự tham gia: Đây là một hoạt động tiếp cận xã hội để đánh giá nhu cầu thực tế và đưa ra giải pháp thích ứng với quy luật phát triển xã hội trong sử dụng các nguồn tài nguyên
- Tiếp cận thử nghiệm: Tiến hành các thử nghiệm chuyên môn hoá trong phòng thí nghiệm, trên hiện trường, chế tạo máy, trên máy tính để phát hiện các quy luật, giải pháp công nghệ cụ thể cho sản xuất.
Các phương pháp tiếp cận nói trên, trong một sốtrường hợp không được thực hiện một cách độc lập mà có thể được sửdụng phối hợp nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.
Tài liệu này nhằm cung cấp và chia sẻvới người đọc vềcác vấn đềnói trên trong đó tập trung vào việc phân tích, làm rõ các chủ đềchính sau:
- Khái niệm khoa học, công nghệ
- Phương pháp luận tiếp cận khoa học
- Logic của tiến trình nghiên cứu
- Xây dựng các đềxuất nghiên cứu
Tuy vậy tài liệu này không có tham vọng nhưlà một cẩm nang cho công tác nghiên cứu, mà nó chỉ là một khung khái niệm, nguyên tắc để hỗtrợ cho người đọc tự phát triển năng lực, kỹ năng phân tích, chọn lựa cách tiếp cận cho chính mình trong con đường tiếp cận khoa học.
Kết quả thực hiện mô hình 3 giảm 3 tăng ở Việt Nam
tháng 11 05, 2018 Nghiên cứu khoa học, Nông nghiệp No comments
Trích dẫn nội dung tài liệu: Kết quả thực hiện mô hình 3 giảm 3 tăng ở Việt Nam
Mô hình canh tác lúa theo cách “3 giảm 3 tăng” ra đời từ năm 2005 bởi các nhà khoa học Việt Nam, ngay sau khi ra đời đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. 3 giảm có nghĩa là giảm lượng giống gieo, giảm lượng phân bón, giảm thuốc trừ sâu. 3 tăng nghĩa là tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng hiệu quả. Nhờ những lợi ích to lớn mang lại, mà mô hình trồng lúa theo cách 3 giảm 3 tăng đã và đang được nhân rộng trong phạm vi cả nước. Hiện nay nhiều tỉnh thành đã áp dụng mô hình này rất thành công như Long An, Quảng Bình, Cần Thơ, Vĩnh Phúc.…
Biện pháp “3 giảm 3 tăng” (3G3T) ra đời dựa trên sự kế thừa chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa (IPM). Giải pháp này được bởi 3 nhà khoa học Việt Nam đưa ra tại hội nghị quốc tế về “Quản lý dinh dưỡng và sâu bệnh cho hệ thống thâm canh lúa” được tổ chức tại viện nghiên cứu lúa quốc tế từ ngày 20-22 tháng 5 năm 2005. Ngay sau khi được áp dụng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công nhận đó là biện pháp kỹ thuật mới nhằm tăng hiệu quả trồng lúa. Chương trình “3G3T” (giảm lượng giống gieo sạ, phân bón, thuốc trừ sâu; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả) đã chứng minh được tính ưu việt của nó và dần trở thành phong trào rộng khắp, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đánh giá sự phù hợp của sáng kiến kỹ thuật canh tác lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu và giải pháp nhân rộng ở các tỉnh thuộc chương trình CCCEP
Trích dẫn nội dung tài liệu: Đánh giá sự phù hợp của sáng kiến kỹ thuật canh tác lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu và giải pháp nhân rộng ở các tỉnh thuộc chương trình CCCEP
Xâm nhập mặn, hạn hán, lũlụt, thiếu nước ngọt vào mùa khô là những tác đông trực tiếp của biến đổi khí hậu đến hai hệthống canh tác lúa chính ở ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL): hệ thống lúa tôm và hệthống chuyên canh lúa. Hệ thống lúa-tôm thường xuyên đối mặt với nguy cơmất thu hoặc năng xuất thấp do thiếu giống có khảnăng chịu mặn cao, chống chịu sâu bệnh, đổngã, hạn hán và trình độcanh tác của người dân yếu. Hệ thống chuyên canh lúa thường xuyên đối mặt với nguy cơ sâu bệnh tăng, ngập úng trong mùa mưa và thiếu nước ngọt vào mùa khô. Những tác động này đang đưa người trồng lúa ở ĐBSCL phải đối mặt với nguy cơ mất dần diện tích trồng lúa, mất mùa, và giảm sản lượng lúa. Thêm vào đó, biến động của thị trường và giá cả thấp, thất thường đã thực sự làm cho sinh kế của người dân trồng lúa ở vùng này đang bị lao đao. Trong bối cảnh này, áp dụng những đổi mới kỹ thuật và tổ chức phù vào các hệ thống canh tác lúa hiện nay là cấp thiết. Hệ thống hỗ trợ đổi mới sản xuất lúa ở ĐBSCL đã và đang phát triển và giới thiệu nhiều đổi mới vào sản xuất. Với hướng tiếp cận theo ‛nguồn cung’, được định hướng từ chủ trương và chính sách phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực của nhà nước, hệ thống này chưa thực sự đáp ứng những nhu cầu về áp dụng đổi mới của sản xuất lúa trong điều kiện hiện nay. Triển khai các chính sách của Nhà nước, hệ thống cung cấp kiến thức khoa học kỹ thuật tập trung chính vào xây dựng vào chuyển các giải pháp kỹ thuật cho người dân. Tuy đã có những nỗ lực về xã hội hóa công tác khuyến nông nhưng phương pháp chủ yếu vẫn là khuyến nông theo kiểu truyền thống, hạn chế hiệu quả áp dụng vào thực tế sản xuất. Hệ thống cung ứng giống và vật tư đầu vào có sự tham gia và đầu tưcủa cả khối các đơn vị nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Hệthống này có hệ thống phân phối đa cấp, cung cấp đa dạng các loại sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của thực tế sản xuất. Tuy nhiên, do có cấu trúc đa cấp nên chi phí phụ trôi cao và do cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp để đạt lợi nhuân tối đa nên chất lượng sản phẩm không đồng đều và đảm bảo. Giá giống và vật tư đầu vào thường được đội tăng lên hàng năm. Hệ thống chế biến và tiêu thụsản phẩm lúa gạo với sự tham gia của cả khối nhà nước và tư nhân đã góp phần vào lưu thông hàng hóa trên thị trường. Tuy vậy, do có sự độc quyền của hệ thống thương lái, sự coi thường về tiêu chuẩn chất lượng chất lượng hàng hóa, sự thiếu đầu tư về hệ thống kho bãi và công nghệ bảo quản chế biến, và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị kinh doanh, và thiếu sựquản lý vĩ mô hiệu quảcủa nhà nước, hệ thống này đang thực sựlàm cho thị trường mất ổn định, và thiếu công bằng trong phân phối lợi nhuận của cả chuỗi giá trị.
Hoạt động đánh giá tính phù hợp của các kỹ thuật mới trong sản xuất lúa chịu tác động biến đổi khí hậu và xây dựng giải pháp tổchức nhân rộng ởcác tỉnh thuộc chương trình CCCEP được tiến hành nhằm:
• Phân tích hiện trạng và đánh giá khả năng cung cấp vật tưvà hoạt động khuyến nông cho nông dân vùng lúa
• Đánh giá tính phù hợp về kinh tế và kỹ thuật của một số biện pháp kỹ thuật và giống chịu mặn được giới thiệu vảo các tỉnh của CCCEP trong thời gian qua
• Xây dựng các giải pháp tổ chức nhân rộng các biện pháp kỹ thuật phù hợp
Phân tích và sử lý số liệu bằng SPSS
Trích dẫn nội dung tài liệu: Phân tích và sử lý số liệu bằng SPSS
Một cấu trúc dữ liệu điển hình trong spss sẽ bao gồm:
- Các cột trong màng hình data spss sẽ quản lý các biến. Mỗi cột trong màng hình bảng tính SPSS sẽ đại diện cho một câu trả lời trong bảng câu hỏi. Tuy nhiên chú ý đến hai loại biến, biến một trả lời và biến nhiều trả lời. Loại biến một trả lời: Mỗi cột trong bảng tính sẽ là biến đại diện cho kết quả duy nhất của câu hỏi một trả lời. Loại biến nhiều trả lời: Đòi hỏi phải sử dụng nhiều cột để quản lý cho các kết quả khác nhau có thể có cho câu hỏi nhiều trả lời. Phải đảm bảo khai báo đủ số cột (số biến) nhằm chứa đựng đủ các câu trả lời có thể xảy ra.
- Các dòng trong màng hình bảng tính SPSS sẽ quản lý các bảng câu hỏi, hay một quan sát. Mỗi dòng sẽ được xem như một bảng câu hỏi, số lượng mẫu nghiên cứu phải bằng số lượng dòng chứa thông tin.
Tài liệu tập huấn ICM 3 giảm 3 tăng trên cây lúa
tháng 11 03, 2018 Giáo trình đại học, Nông nghiệp No comments
Trích dẫn nội dung: Tài liệu tập huấn ICM 3 giảm 3 tăng trên cây lúa
ICM nghĩa là quản lý cây trồng tổng hợp, chúng bao gồm hai vấn đề:
- Quản lý dinh dưỡng, chăm sóc cây trồng:
Sửdụng các loại giống lúa tốt, năng suất cao, sạch sâu bệnh.
Gieo trồng mật độ đảm bảo, phát huy tiềm năng năng suất của giống
Sử dụng phân bón đầy đủ, hợp lý
Chế độ tưới nước khoa học, phù hợp nhu cầu phát triển của cây.
- Và quản lý dịch hại đối với cây trồng:
Sử dụng giống kháng sâu bệnh để hạn chếdùng thuốc BVTV
Áp dụng điều tra phân tích hệ sinh thái trước khi đưa ra biện pháp xữ lý đồng ruộng ( IPM )
Quản lý dinh dưỡng nhằm sửdụng vật t ưphân bón, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc khoa học, hợp lý đểcây trồng sinh trưởng thuận lợi t ạo đ i ều kiện đạt n ăng suất cao.
Quản lý dịch hại nhằm điều khiển sâu bệnh phát sinh trên đồng ruộng dưới ngưỡng thiệt hại về kinh tế (sâu bệnh có trên đồng ruộng nhưng chưa đến mức phải phòng trừ) bằng các biện pháp kỹthuật khác nhau, giữ cho cây trồng phát triển thuận lợi phát huy được tiềm năng suất cây trồng.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa cây trồng, sâu bệnh hại, thiên địch và điều kiện ngoại cảnh giúp cho ta có những biện pháp tác động phù hợp lên mỗi yếu tố sẽ mang lại hiệu quả cao cho sản xuất.
Như vậy, nếu chúng ta áp dụng được các biện pháp kỹthuật tiến tiến đểchăm sóc cây trồng và quản lý dịch hại tốt sẽ giảm được chi phí đầu vào và tăng hiệu quả sản xuất đó chính là “ 3 giảm, 3 tăng ”.
Quá trình đổi mới và áp dụng các tiến bộ Khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng vụ, s ửdụng giống thâm canh chất lượng cao, nâng cao trình độ thâm canh trong s ản xuất của người nông dân đã làm thay đổi bộmặt nông nghiệp cả nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng một cách rõ rệt. Để phát triển nông nghiệp bền vững đòi hỏi vi ệc áp dụng và phối hợp hài hòa các biện pháp phòng trừ sâu bệnh khác nhau là rất cần thiết. Trong thời gian qua chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất cho người nông dân, giảm thiểu việc sử dụng thuốc BVTV đảm bảo môi trường an toàn cho con người và vật nuôi. Thời gian gần đây chương trình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại trên cây lúa (ICM) hay còn g ọi là ch ương trình 3 giảm, 3 tăng đã được bà con nông dân trong cả nước đồng tình ủng hộ và thực hiện.
Những ruộng đã thực hiện theo chương trình 3 giảm, 3 tăng đều giảm được chi phí về: giống, phân đạm, thuốc trừ sâu và tăng năng suất lúa góp phần làm ra nông sản sạch, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên việc thực hiện chương trình 3 giảm, 3 tăng trên địa bàn tỉnh còn ở diện hẹp, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, bởi vậy việc chuyển giao tiến bộ KHKT tiên tiến này cho bà con nông dân đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc là rất cần thiết. Đây là chương trình chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân đơn giản dể thực hiện và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Báo cáo Biện pháp quản lý sâu bệnh 1 phải 5 giảm
Trích dẫn nội dung: Báo cáo Biện pháp quản lý sâu bệnh 1 phải 5 giảm
1 phải 5 giảm là một giải pháp kỹ thuật tổng hợp từ giải pháp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng và bổ sung thêm 2 giảm (giảm lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch. Còn một phải là phải sử dụng giống cấp xác nhận.
Nhập môn hiện đại xác suất và thống kê
Trích dẫn nội dung: Nhập môn hiện đại xác suất và thống kê
Xác suất và thống kê đóng vai trò rất quan trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực của thế giới hiện đại, từ khoa học, công nghệ, đến kinh tế, chính trị, sức khoẻ, môi trường,… Ngày nay, máy tính giúp cho việc tính toán các vấn đề xác suất thống kê ngày càng trở nên dễ dàng, một khi đã có các số liệu đúng đắn và mộ hình hợp lý. Thế nhưng, bản thân máy tính không biết mô hình nào là hợp lý. Đây là vấn đề người sử dụng cần phải hiểu được bản chất của các khái niệm và mô hình xác suất thống kê, thì mới có thể dùng được chúng.
Nội dung tài liệu:
1 Xác xuất là gì?
2 Biến ngẫu nhiên
3 Vector ngẫu nhiên
4 Các định lý giới hạn
5 Thống kê toán học
Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để thực hiện chương trình Năm giảm ba tăng trong sản xuất lúa ở Bình Định
Trích dẫn nội dung tài liệu: Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để thực hiện chương trình Năm giảm ba tăng trong sản xuất lúa ở Bình Định
Những năm qua cùng với sự tiến bộ chung của sản xuất nông nghiệp cả nước, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được triển khai, ứng dụng vào sản xuất ở Bình Định, từng bước nâng cao năng suất, sản lượng lúa của tỉnh. Chi cục BVTV tỉnh từnăm 2002 đã triển khai chương trình ICM, chương trình “3 giảm 3 tăng” (Giảm giống, Giảm phân đạm, Giảm thuốc BVTV và Tăng năng suất, Tăng chất lượng, Tăng hiệu quả kinh tế). Các mô hình của các chương trình này đã tác động tích cực vào việc nâng cao kiến thức KHKT cho bà con nông dân, nội dung đơn giản, dễ tiếp thu, dễ áp dụng, dễthấy được hiệu quả của việc gieo sạ mật độ hợp lý, bảng so màu lá lúa để bón phân cân đối và đúng yêu cầu dinh dưỡng của cây lúa, quản lý sâu bệnh hại theo chương trình IPM, từ đó giảm chi phí đầu tư tăng lợi nhuận cho người trồng lúa, hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, cũng còn những hạn chế nhất định, thực tế cho thấy tập quán canh tác lúa của nông dân Tỉnh ta vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm cần khắc phục đểnâng cao lợi nhuận người trồng lúa, tiết kiệm chi phí sản xuất hơn nữa, chú trọng hao hụt sau thu hoạch nhằm hạgiá thành sản xuất. Vì vậy việc “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộkhoa học kỹthuật đểtriển khai chương trình “5 giảm 3 tăng” trong sản xuất lúa tại Bình Định” là nhu cầu bức thiết nhằm hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, hiệu quảvà bền vững.
Luận án tiễn sĩ nông nghiệp Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu ở Thừa Thiên Huế
Trích dẫn tài liệu: Luận án tiễn sĩ nông nghiệp Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu ở Thừa Thiên Huế
Cây lúa đã và đang là cây trồng sốmột của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam, là cây lương thực quan trọng nhất đối với vấn đề an ninh lương thực ở nước ta (Bùi Chí Bửu và Nguyễn ThịLang, 2009) [3]. Diện tích trồng lúa của nước ta hiện nay hơn 7,4 triệu hecta, nhưng nhìn chung năng suất và sản lượng lúa vẫn còn thấp. Một trong những nguyên nhân chủyếu làm cho năng suất và phẩm chất lúa thấp là sâu bệnh... Hằng năm, thiệt hại về năng suất lúa xảy ra do các yếu tố này là rất lớn.
Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal (Homoptera: Delphacidae) là một trong những đối tượng sâu hại lúa quan trọng nhất hiện nay ở hầu hết các vùng trồng lúa ở Việt Nam. Hàng năm, hàng ngàn hecta lúa, đặc biệt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đã bịrầy nâu gây hại và làm giảm sản lượng lúa gạo (Lương Minh Châu và ctv, 2006) [4]. Ngoài gây hại trực tiếp là rầy non và trưởng thành chích hút dịch lúa, làm cây lúa sinh trưởng phát triển kém, gây cháy rầy (nếu mật độrầy cao), rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vi rút lúa vàng lùn, lùn xoắn lá (Phạm Văn Lầm, 2000) [16]. Hiện nay biện pháp hóa học và giống kháng là hai biện pháp chủyếu phòng trừ rầy nâu ởViệt Nam. Sửdụng nhiều thuốc trừ sâu hóa học đã ảnh hưởng đến thiên địch của rầy nâu, hình thành các chủng rầy nâu kháng thuốc, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, sức khỏe của người nông dân.
Sử dụng giống kháng là biện pháp chủ động, có hiệu quảphòng trừcao và không gây ô nhiễm môi trường. Tính bền vững về khả năng kháng rầy nâu của các giống lúa kháng được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà chọn tạo giống và côn trùng học đã xác nhận rằng các giống mang đa gen kháng và các gen thứyếu có tính bền vững cao hơn các giống chỉcó đơn gen chính (Gallagher và ctv, 1994) [43]. Phát hiện ởnhiều nơi các giống mang gen Bph1 chỉ có hiệu lực kháng rầy nâu sau 2 năm canh tác, các giống mang gen bph2 có hiệu lực kháng rầy trong vòng 5 năm. Trong khi đó giống IR64 vừa mang gen kháng chính Bph1và một gen kháng thứyếu khác có hiệu lực kháng rầy nâu trong vòng 10 năm canh tác (Alam và Cohen, 1998) [31]. Chính vì vậy việc xác định tính bền vững của các giống kháng và chiều hướng hình thành dòng sinh học (biotype) mới sau khi sửdụng giống kháng rầy nâu là cần thiết.
Một số thuật ngữ thống kê thông dụng
Trích dẫn nội dung tài liệu: Một số thuật ngữ thống kê thông dụng
Hoạt động thống kê nhà nước là điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và công bố các thông tin phản ánh bản chất và tính quy luật của các hiện tượng kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể do tổ chức thống kê nhà nước tiến hành.
Chỉ tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỉ lệ của hiện tượng kinh tế xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu thống kê nhằm phản ánh bản chất của lĩnh vực nghiên cứu. Hệ thống chỉ tiêu thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.