Trích dẫn nội dung tài liệu: Kết quả thực hiện mô hình 3 giảm 3 tăng ở Việt Nam
Mô hình canh tác lúa theo cách “3 giảm 3 tăng” ra đời từ năm 2005 bởi các nhà khoa học Việt Nam, ngay sau khi ra đời đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. 3 giảm có nghĩa là giảm lượng giống gieo, giảm lượng phân bón, giảm thuốc trừ sâu. 3 tăng nghĩa là tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng hiệu quả. Nhờ những lợi ích to lớn mang lại, mà mô hình trồng lúa theo cách 3 giảm 3 tăng đã và đang được nhân rộng trong phạm vi cả nước. Hiện nay nhiều tỉnh thành đã áp dụng mô hình này rất thành công như Long An, Quảng Bình, Cần Thơ, Vĩnh Phúc.…
Biện pháp “3 giảm 3 tăng” (3G3T) ra đời dựa trên sự kế thừa chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa (IPM). Giải pháp này được bởi 3 nhà khoa học Việt Nam đưa ra tại hội nghị quốc tế về “Quản lý dinh dưỡng và sâu bệnh cho hệ thống thâm canh lúa” được tổ chức tại viện nghiên cứu lúa quốc tế từ ngày 20-22 tháng 5 năm 2005. Ngay sau khi được áp dụng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công nhận đó là biện pháp kỹ thuật mới nhằm tăng hiệu quả trồng lúa. Chương trình “3G3T” (giảm lượng giống gieo sạ, phân bón, thuốc trừ sâu; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả) đã chứng minh được tính ưu việt của nó và dần trở thành phong trào rộng khắp, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét