Trích dẫn nội dung giáo trình: Phương pháp tiếp cận khoa học
Tiếp cận khoa học là một nhu cầu quan trọng, không chỉcho nhà nghiên cứu mà còn cho tất cảmọi người, những ai quan tâm khám phá quy luật, hiện tượng xung quanh đểphục vụcho đời sống. Tiếp cận khoa học nhằm khám phá các quy luật khách quan của tựnhiên và xã hội nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp để phục vụ quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động có tính bản chất của loài người, con người từng bước khám phá thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên và tìm ra các giải pháp sử dụng hợp lý và cùng tồn tại bền vững trong thế giới tựnhiên.
Để tiếp cận khoa học cần có phương pháp thích hợp với từng đối tượng, chủ đề nghiên cứu. Phương pháp tiếp cận khoa học phù hợp sẽgiúp cho nhà nghiên cứu, phát triển công nghệ đạt được kết quảmong đợi, góp phần vào sáng tạo tri thức và phát triển kinh tế, kỹ thuật, văn hoá trong đời sống xã hội trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Lịch sử loài người đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm trong tiếp cận khoa học, các phương pháp tiếp cận khoa học khác nhau đã hình thành và phát triển, từ những phương pháp tư duy logic về triết học, các nghiên cứu khoa học kinh điển, ứng dụng toán học trong nghiên cứu cho đến các nghiên cứu thửnghiệm, điều tra khám phá quy luật khách quan không chỉ vềtự nhiên mà cả về xã hội. Nhiều phương pháp luận tiếp cận khoa học khác nhau đã hình thành và đang phát triển, nó phục vụ cho từng mục tiêu khám phá, nghiên cứu khác nhau trong từng ngóc ngách của xã hội, tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ nhằm phục vụ vào việc nâng cao tri thức cũng như đóng góp quan trong vào phát triển xã hội. Đối với ngành khoa học kỹ thuật quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu khoa học nhằm vào các mục đích:
- Khám phá các quy luật khách quan của hệsinh thái, tựnhiên để đóng góp vào tri thức của ngành
- Xây dựng các mô hình quản lý tối ưu các hệsinh thái, nguồn tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở mô phỏng tự nhiên
- Phân tích các quy luật phát triển xã hội ảnh hưởng đến quản lý sửdụng tài nguyên đểcó giải pháp điều hoà giữa nhu cầu và năng lực cung cấp của tài nguyên
- Thử nghiệm các công nghệ mới về sinh học, thông tin, kỹ thuật để áp dụng trong sản xuất, bảo vệ và phát triển tài nguyên.
Với các mục đích khác nhau đó thì phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu cũng có những con đường, cách tiếp cận khác nhau:
- Tiếp cận lý thuyết: Trên cơ sở tri thức đã có, người nghiên cứu phát triển các học thuyết, lý thuyết trên cơ sở lý luận logic và kiểm chứng với thực tiễn.
- Tiếp cận với quy luật tự nhiên: Trên cơ sở phát hiện các quy luật khách quan của tự nhiên, sử dụng các công nghệ thông tin, toán học thống kê để xây dựng các mô hình khái quát quy luật, định hướng điều hành, dẫn đắt hướng đi cho việc quản lý sửdụng tài nguyên thiên nhiên
- Tiếp cận có sự tham gia: Đây là một hoạt động tiếp cận xã hội để đánh giá nhu cầu thực tế và đưa ra giải pháp thích ứng với quy luật phát triển xã hội trong sử dụng các nguồn tài nguyên
- Tiếp cận thử nghiệm: Tiến hành các thử nghiệm chuyên môn hoá trong phòng thí nghiệm, trên hiện trường, chế tạo máy, trên máy tính để phát hiện các quy luật, giải pháp công nghệ cụ thể cho sản xuất.
Các phương pháp tiếp cận nói trên, trong một sốtrường hợp không được thực hiện một cách độc lập mà có thể được sửdụng phối hợp nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.
Tài liệu này nhằm cung cấp và chia sẻvới người đọc vềcác vấn đềnói trên trong đó tập trung vào việc phân tích, làm rõ các chủ đềchính sau:
- Khái niệm khoa học, công nghệ
- Phương pháp luận tiếp cận khoa học
- Logic của tiến trình nghiên cứu
- Xây dựng các đềxuất nghiên cứu
Tuy vậy tài liệu này không có tham vọng nhưlà một cẩm nang cho công tác nghiên cứu, mà nó chỉ là một khung khái niệm, nguyên tắc để hỗtrợ cho người đọc tự phát triển năng lực, kỹ năng phân tích, chọn lựa cách tiếp cận cho chính mình trong con đường tiếp cận khoa học.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét