Trích dẫn nội dung tài liệu: Đánh giá sự phù hợp của sáng kiến kỹ thuật canh tác lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu và giải pháp nhân rộng ở các tỉnh thuộc chương trình CCCEP
Xâm nhập mặn, hạn hán, lũlụt, thiếu nước ngọt vào mùa khô là những tác đông trực tiếp của biến đổi khí hậu đến hai hệthống canh tác lúa chính ở ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL): hệ thống lúa tôm và hệthống chuyên canh lúa. Hệ thống lúa-tôm thường xuyên đối mặt với nguy cơmất thu hoặc năng xuất thấp do thiếu giống có khảnăng chịu mặn cao, chống chịu sâu bệnh, đổngã, hạn hán và trình độcanh tác của người dân yếu. Hệ thống chuyên canh lúa thường xuyên đối mặt với nguy cơ sâu bệnh tăng, ngập úng trong mùa mưa và thiếu nước ngọt vào mùa khô. Những tác động này đang đưa người trồng lúa ở ĐBSCL phải đối mặt với nguy cơ mất dần diện tích trồng lúa, mất mùa, và giảm sản lượng lúa. Thêm vào đó, biến động của thị trường và giá cả thấp, thất thường đã thực sự làm cho sinh kế của người dân trồng lúa ở vùng này đang bị lao đao. Trong bối cảnh này, áp dụng những đổi mới kỹ thuật và tổ chức phù vào các hệ thống canh tác lúa hiện nay là cấp thiết. Hệ thống hỗ trợ đổi mới sản xuất lúa ở ĐBSCL đã và đang phát triển và giới thiệu nhiều đổi mới vào sản xuất. Với hướng tiếp cận theo ‛nguồn cung’, được định hướng từ chủ trương và chính sách phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực của nhà nước, hệ thống này chưa thực sự đáp ứng những nhu cầu về áp dụng đổi mới của sản xuất lúa trong điều kiện hiện nay. Triển khai các chính sách của Nhà nước, hệ thống cung cấp kiến thức khoa học kỹ thuật tập trung chính vào xây dựng vào chuyển các giải pháp kỹ thuật cho người dân. Tuy đã có những nỗ lực về xã hội hóa công tác khuyến nông nhưng phương pháp chủ yếu vẫn là khuyến nông theo kiểu truyền thống, hạn chế hiệu quả áp dụng vào thực tế sản xuất. Hệ thống cung ứng giống và vật tư đầu vào có sự tham gia và đầu tưcủa cả khối các đơn vị nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Hệthống này có hệ thống phân phối đa cấp, cung cấp đa dạng các loại sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của thực tế sản xuất. Tuy nhiên, do có cấu trúc đa cấp nên chi phí phụ trôi cao và do cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp để đạt lợi nhuân tối đa nên chất lượng sản phẩm không đồng đều và đảm bảo. Giá giống và vật tư đầu vào thường được đội tăng lên hàng năm. Hệ thống chế biến và tiêu thụsản phẩm lúa gạo với sự tham gia của cả khối nhà nước và tư nhân đã góp phần vào lưu thông hàng hóa trên thị trường. Tuy vậy, do có sự độc quyền của hệ thống thương lái, sự coi thường về tiêu chuẩn chất lượng chất lượng hàng hóa, sự thiếu đầu tư về hệ thống kho bãi và công nghệ bảo quản chế biến, và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị kinh doanh, và thiếu sựquản lý vĩ mô hiệu quảcủa nhà nước, hệ thống này đang thực sựlàm cho thị trường mất ổn định, và thiếu công bằng trong phân phối lợi nhuận của cả chuỗi giá trị.
Hoạt động đánh giá tính phù hợp của các kỹ thuật mới trong sản xuất lúa chịu tác động biến đổi khí hậu và xây dựng giải pháp tổchức nhân rộng ởcác tỉnh thuộc chương trình CCCEP được tiến hành nhằm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét