Trích dẫn nội dung tài liệu: Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để thực hiện chương trình Năm giảm ba tăng trong sản xuất lúa ở Bình Định
Những năm qua cùng với sự tiến bộ chung của sản xuất nông nghiệp cả nước, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được triển khai, ứng dụng vào sản xuất ở Bình Định, từng bước nâng cao năng suất, sản lượng lúa của tỉnh. Chi cục BVTV tỉnh từnăm 2002 đã triển khai chương trình ICM, chương trình “3 giảm 3 tăng” (Giảm giống, Giảm phân đạm, Giảm thuốc BVTV và Tăng năng suất, Tăng chất lượng, Tăng hiệu quả kinh tế). Các mô hình của các chương trình này đã tác động tích cực vào việc nâng cao kiến thức KHKT cho bà con nông dân, nội dung đơn giản, dễ tiếp thu, dễ áp dụng, dễthấy được hiệu quả của việc gieo sạ mật độ hợp lý, bảng so màu lá lúa để bón phân cân đối và đúng yêu cầu dinh dưỡng của cây lúa, quản lý sâu bệnh hại theo chương trình IPM, từ đó giảm chi phí đầu tư tăng lợi nhuận cho người trồng lúa, hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, cũng còn những hạn chế nhất định, thực tế cho thấy tập quán canh tác lúa của nông dân Tỉnh ta vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm cần khắc phục đểnâng cao lợi nhuận người trồng lúa, tiết kiệm chi phí sản xuất hơn nữa, chú trọng hao hụt sau thu hoạch nhằm hạgiá thành sản xuất. Vì vậy việc “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộkhoa học kỹthuật đểtriển khai chương trình “5 giảm 3 tăng” trong sản xuất lúa tại Bình Định” là nhu cầu bức thiết nhằm hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, hiệu quảvà bền vững.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét