Trích dẫn tài liệu: Luận án tiễn sĩ nông nghiệp Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu ở Thừa Thiên Huế
Cây lúa đã và đang là cây trồng sốmột của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam, là cây lương thực quan trọng nhất đối với vấn đề an ninh lương thực ở nước ta (Bùi Chí Bửu và Nguyễn ThịLang, 2009) [3]. Diện tích trồng lúa của nước ta hiện nay hơn 7,4 triệu hecta, nhưng nhìn chung năng suất và sản lượng lúa vẫn còn thấp. Một trong những nguyên nhân chủyếu làm cho năng suất và phẩm chất lúa thấp là sâu bệnh... Hằng năm, thiệt hại về năng suất lúa xảy ra do các yếu tố này là rất lớn.
Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal (Homoptera: Delphacidae) là một trong những đối tượng sâu hại lúa quan trọng nhất hiện nay ở hầu hết các vùng trồng lúa ở Việt Nam. Hàng năm, hàng ngàn hecta lúa, đặc biệt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đã bịrầy nâu gây hại và làm giảm sản lượng lúa gạo (Lương Minh Châu và ctv, 2006) [4]. Ngoài gây hại trực tiếp là rầy non và trưởng thành chích hút dịch lúa, làm cây lúa sinh trưởng phát triển kém, gây cháy rầy (nếu mật độrầy cao), rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vi rút lúa vàng lùn, lùn xoắn lá (Phạm Văn Lầm, 2000) [16]. Hiện nay biện pháp hóa học và giống kháng là hai biện pháp chủyếu phòng trừ rầy nâu ởViệt Nam. Sửdụng nhiều thuốc trừ sâu hóa học đã ảnh hưởng đến thiên địch của rầy nâu, hình thành các chủng rầy nâu kháng thuốc, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, sức khỏe của người nông dân.
Sử dụng giống kháng là biện pháp chủ động, có hiệu quảphòng trừcao và không gây ô nhiễm môi trường. Tính bền vững về khả năng kháng rầy nâu của các giống lúa kháng được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà chọn tạo giống và côn trùng học đã xác nhận rằng các giống mang đa gen kháng và các gen thứyếu có tính bền vững cao hơn các giống chỉcó đơn gen chính (Gallagher và ctv, 1994) [43]. Phát hiện ởnhiều nơi các giống mang gen Bph1 chỉ có hiệu lực kháng rầy nâu sau 2 năm canh tác, các giống mang gen bph2 có hiệu lực kháng rầy trong vòng 5 năm. Trong khi đó giống IR64 vừa mang gen kháng chính Bph1và một gen kháng thứyếu khác có hiệu lực kháng rầy nâu trong vòng 10 năm canh tác (Alam và Cohen, 1998) [31]. Chính vì vậy việc xác định tính bền vững của các giống kháng và chiều hướng hình thành dòng sinh học (biotype) mới sau khi sửdụng giống kháng rầy nâu là cần thiết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét