Trích dẫn nội dung tài liệu: Đánh giá sự biến động đất mặn và đất phèn vùng Đồng bằng sông Cửu Long sau 30 năm sử dụng
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng châu thổ l ớn nhất của nước ta, có tổng diện tích tự nhiên (DTTN) khoảng 40.602 km², chiếm 12,3% diện tích toàn quốc; là vùng kinh tế có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cả nước. Đất đai nơi đây chủ yếu được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Cửu Long. Vì vậy về bản chất đất đai ở đây chủ yếu là đất phù sa. Tuy nhiên do chịu tác động của thủy triều, rừng ngập mặn đã hình thành nên nhóm đất mặn và đất phèn với diện tích khoảng 2,4 triệu ha (chiếm 59,5% DTTN). Những vùng đất này đang là nơi có những hoạt động sản xuất nông nghiệp quan trọng như: Sản xuất lúa, phát triển cây ăn quảvà nuôi trồng thủy sản... Kinh tế nông - lâm – ngư nghiệp chiếm tới 44,7% trong cơ cấu kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Qua nhiều năm khai thác và sử dụng làm cho di ện tích cũng nhưtính chất của đất mặn và đất phèn đã có sựbiến động đáng kể. Vì vậy, việc đánh giá sựbiến động cảvềsốlượng và chất lượng của đất m ặn và đất phèn cần được quan tâm để kịp thời nhằm đưa ra các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét