Trích dẫn nội dung tài liệu: Hướng dẫn sinh viên làm quen với phương pháp NCKH thông qua môn học chuyên ngành cụ thể
Hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu không chỉ đối với các viện và trung tâm nghiên cứu mà còn đối với cả các trường đại học. Tác giả Văn Như Cương trong một báo cáo tham luận về “Giá trị thực của nghiên cứu khoa học” (2009) nhận định rằng khuyến khích các trường ĐH nghiên cứu khoa học là đúng đắn, không nghiên cứu khoa học thì chất lượng đào tạo không thể cao, thầy phải nghiên cứu khoa học và đồng thời phải hướng dẫn sinh viên biết nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học ứng dụng. Trường Đại học Hà Nội cũng đã khẳng định vai trò của NCKH SV đó là nghiên cứu khoa học không chỉ giúp sinh viên bước đầu rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy, tự khám phá, tự bồi dưỡng kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn giúp người học hình thành kỹ năng xác định đề tài, giới hạn phạm vi, lựa chọn phương pháp nghiên cứu. Điều này cũng có nghĩa là NCKH SV được hình thành và phát triển trong quá trình đào tạo và ngược lại nó cũng có tác động tích cực, giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác dạy và học.
Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét