Trích dẫn nội dung: Giáo trình Cây đa niên Phần II Cây công nghiệp
Đồng Bằng Sông Cửu Long(ĐBSCL) là vựa lúa, có nhiệm vụ giữ vững an ninh lương thực cho cảnước, nó là vùng đất thấp, nhiều sét có nước ngọt hầu như quanh năm nên rất thích hợp cho cây lúa nước phát triển. Tuy nhiên, đất ĐBSCL cũng rất đa dạng, để khai thác hết tiềm năng đất đai của vùng cũng như để đa dạng hóa cây trồng, tăng thêm nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chếbiến hoặc để xuất khẩu, việc phát triển một số loại cây công nghiệp như dừa, ca cao, điều, tiêu,… là rất cần thiết. Những vùng đất ven biển ở ĐBSCL rất thích hợp cho dừa phát triển, đã làm cho cây dừa đã nổi tiếng với địa danh dừa Bến Tre hay dừa Phú Tân, Cái Nước thuộc tỉnh Cà Mau. Bến tre là tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất nước (35.000 ha), cung cấp khoảng 200 triệu trái/năm. Hàng năm, tỉnh đã xuất 40 triệu trái sang Trung Quốc, Cambodia và Nam Triều Tiên, và hiện nay cũng là tỉnh sản xuất copra nhiều nhất. Tỉnh Bến Tre có nhà máy chếbiến dừa, liên doanh giữa Silvermill-Sri Lanka và Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Trúc Giang-Bến Tre trị giá 3 triệu đô(51% vốn đầu tư), nhà máy nầy có thểchếbiến 120.000-150.000 trái dừa mỗi ngày. Lúc đầu nhà máy mua dừa ở địa phương, tương lai có thể nhập khẩu dừa từ Indonesia mới đáp ứng nhu cầu. Hiện nay có khoảng 30 nhà máy chếbiến dừa và nhu cầu dừa của các nhà máy nầy vượt quá khả năng cung cấp của địa phương. Riêng nhà máy liên doanh giữa Silvermill-Sri Lanka và Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Trúc Giang-Bến Tre tiêu thụ khoảng một nửa sản lượng dừa của tỉnh. Cây ca cao thích đất yêm dưới tán vườn cây ăn đa niên, cao tán của ĐBSCL và đã cho năng suất cao, sống thọ qua nhiều lần thử nghiệm. Ca cao được trồng đầu tiên ở Cái Mơn (Chợ Lách, Bến tre) từ những năm 1878 do người Pháp mang đến. Đến năm 1960, cây ca cao lại được khuyến khích đưa vào một số tỉnh ở ĐBSCL. Đây là một cây trồng mới nhưng tỏ ra rất thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của địa phương. Cây phát triển rất tốt, cho năng suất cao và rất dễ trồng. Tuy nhiên, do sản lượng còn ít, không có người thu mua do không có nhà máy chế biến nên nên đã không khuyến khích người nông dân đẩy mạnh sản xuất ca cao. Trong thập niên 80, do giá ca cao trên thế giới tăng vọt đã kích thích người nông dân trồng ca cao, đặc biệt là Nhà nước phát động phong trào trồng xen ca cao trong vườn dừa, nhằm sử dụng hợp lý đất trong vườn dừa, đã làm cho diện tích trồng ca cao ở Đồng Bằng Sông Cửu Long tăng lên gần 20.000 ha. Đến đầu năm 1990, giá ca cao giảm, hiệu quả kinh tế không bằng một số loại cây ăn trái, đồng thời nhà nước không có chính sách thu mua và trợ giá thích hợp nên đã làm cho người trồng ca cao nản lòng và đốn bỏ ca cao. Những năm gần đây, do sự phát triển của các nhà máy chế biến thực phẩm, bánh kẹo làm nhu cầu cung cấp ca cao tăng cao, giá cả ổn định nên cây ca cao được quan tâm phát triển trở lại, trong đó nhiều nhất là tỉnh Đắc Lắc có 506 ha kế đến là Bến tre 260 ha, Bình Phước 74 ha, Quảng Ngãi 50 ha, Đồng Nai 25 ha. Đặc biệt, trong năm 2003, tổ chức phi chính phủ Mỹ ACRI/VOC có dự án đầu tư 4 triệu Đôla mỹ để phát triển ca cao trong cả nước. Dự án sẽ hỗ trợ giống, kỹ thuật trồng và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thông qua dự án nầy, đến năm 2006 tỉnh Bến Tre sẽ có 10.000 ha ca cao trồng xen trong vườn dừa. Cây điều có mặtở ĐBSCL từlâu. Tuy diện tích chưa nhiều, tập trung phát triển ở những đất có nhiều trở ngại như đất phèn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Hòn Đất (Kiên Giang), đất triền dọc theo chân núi ở Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) và đất giồng cát thuộc tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu nhưng đã chứng tỏ cây điều được dùng đểkhai thác tiềm năng đa dạng của đất đai. Năm 1990 cả nước có 2 cơ sở chế biến hạt điều, công suất3.000 tấn nguyên liệu/năm. Đến năm 1993, sản lượng hạt điều cả nước tăng lên rất nhiều nhưng số lượng nhà máy chế biến không tăng, việc xuất khẩu hạt điều thô bị ép giá đã làm tồn đọng hơn 50% sản lượng hạt điều. Từ thực tế nầy, các nhà máy chế biến hạt điều được xây dựng rất nhanh, đến năm 1997 đã có 58 nhà máy chế biến hạt điều với công suất 160.000 tấn hạt điều thô/năm và đến năm 1999 đã có 62 cơ sở với công suất 220.000 tấn/năm. Tốc độ phát triển các nhà máy chế biến đã làm giảm nhanh tỉ lệ xuất khẩu hạt điều thô từ 90% trong năm 1990 xuống còn 50% trong năm 1993 và năm 1999 sản lượng hạt điều thô không đủ cung cấp cho các nhà máy nên nước ta phải nhập khẩu hạt điều thô để duy trì hoạt động của các nhà máy chế hạt điều. Ở ĐBSCL, tiêu được trồng nhiều và nổi tiếng với địa danh tiêu Phú Quốc, Hà Tiên.Trong năm 2003, Việt nam đã xuất khẩu chính thức khoảng 72.000 tấn tiêu. Tuy nhiên, với ước lượng khoảng 10.000 tấn xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng không được ghi nhận theo số liệu thương mãi chính thức, thì tổng sản lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 82.000 tấn. Sản lượng nầy cho thấy có sự gia tăng 5% so với sản lượng xuất khẩu 78.200 tấn trong năm 2002. Như vậy, với sản lượng khoảng 22.000 tấn trong năm 1998, trong 5 năm cuối, xuất khẩu tiêu của Việt Nam đã gia tăng có ý nghĩa. Sản lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2003 chiếm 36% tổng sản lượng tiêu thế giới.Trong 2004, Việt Nam cố gắng giữ vững vị trí đứng đầu thế giới về sản lượng hồ tiêu xuất khẩu. Theo Tổ chức Hồ tiêu thế giới (IPC), sản lượng năm 2004 của các nước sản xuất và xuất khẩu chính trong tổ chức này giảm so với năm 2003, song tổng sản lượng của toàn thế giới vẫn có thể đạt mức 320.000 tấn của năm trước do các nước như Việt Nam, Campuchia duy trì được sản lượng ở mức cao. Năm 2004, sản lượng hồ tiêu Việt Nam dự kiến đạt khoảng 80.000-90.000 tấn và xuất khẩu khoảng 82.000 tấn. Giá xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt khoảng 1.125 USD/tấn. Với hiện trạng và tiềm năng phát triển nêu trên, những loại cây công nghiệp nầy sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho vùng. Tuy nhiên, cần phải qui hoạch chặt chẽ mức phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, tổ chức tiêu thụvà dự phòng biến động thị trường để sản xuất được ổn định.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét