Trích dẫn nội dung: Giáo trình Cây đa niên Phần I Cây ăn trái
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với tổng diện tích gần 4 triệu ha, vùng khí hậu gió mùa cận xích đạo, nhiệt độtrung bình hàng năm từ 24 đến 27 độ C, tổng nhiệt lượng cảnăm là 9.700-10.000 độ C. Các yếu tố như ánh nắng, gió, ẩm độ không khí, bức xạ mặt trời, ... mang tính ổn định, thuận lợi cho sản xuất cây ăn trái trên bình diện rộng với tổng diện tích trồng cây ăn trái là 175.670 ha, chiếm 50,7% diện tích cây ăn trái của cả nước. Điều nầy nói lên tầm quan trọng của ngành trồng cây ăn trái nhiệt đới ở ĐBSCL. Việc phát triển kinh tế vườn góp phần đáng kể trong việc nâng cao vai trò sản xuất nông sản hàng hóa, đa dạng hóa sản xuất. Nhìn chung, cây trái vùng sông nước Nam bộ quanh năm tươi tốt, chủng loại phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, một phần cho xuất khẩu. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu cho riêng vùng nhiệt đới, cộng với tiềm năng giống cây ăn trái chấp cánh cho sản xuất trái cây nhiệt đới bước dài khi Việt Nam ta hội nhập cùng các nước trong khu vực. Bên cạnh một số thuận lợi trên, việc canh tác còn nhiều vấn đề bất cập, tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa đến tận từng người dân do sản xuất còn manh mún, lẻ tẻ, quy mô nông trại chưa đủ lớn, hợp tác xã nông nghiệp chưa hình thành, mạng lưới phân phối chưa đi vào công nghiệp hóa, việc áp dụng cơ giới hóa còn nhiều khó khăn ... Giải quyết được những bất cập trên thì hàng nông sản của ta mới có thể cạnh tranh cùng các nước trong khu vực. Mục tiêu phát triển cho xuất khẩu và tiêu thụ trái cây nội địa cần tạo nên những vùng chuyên canh cây trái đặc sản cho riêng từng vùng đất, thích hợp từng chủng cây với sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khoa học nông nghiệp từ khâu chọn đất, giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét