Hướng dẫn viết chương 3 - Luận văn thạc sĩ (nghiên cứu định lượng)
Nguồn ảnh: tkmvietnam.com.vn |
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cấu trúc chương3.1. Quy trình nghiên cứu
3.2. Dữ liệu trong nghiên cứu
3.3. Nghiên cứu sơ bộ
3.4. Nghiên cứu chính thức.
3.5. Xây dựng và mã hóa thang đo
3.6. Phương pháp phân tích số liệu
Nội dung
3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ Nguồn ảnh: Lê Ngọc Hải Blog |
3.2. Dữ liệu trong nghiên cứu
Dữ liệu thứ cấp:
Sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành: tổng quan được cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu.
Tài liệu, báo cáo của đơn vị: nắm bắt được tình hình đơn vị, các chế độ, chính sách đang được thực hiện tại đơn vị.
Dữ liệu sơ cấp:
Phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát thông qua bảng khảo sát: đánh giá thực trạng các yếu tố đang nghiên cứu
3.3. Nghiên cứu sơ bộ
Mục đích: Khẳng định lại các yếu tố hiện có trong mô hình và khám phá các yếu tố mới.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện qua 2 bước: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám phá trong đó dữ liệu được thu thập ở dạng định tính.
Một số công cụ chính trong thu thập dữ liệu định tính như: Quan sát, Thảo luận giữa nhà nghiên cứu với đối tượng khảo sát (Thảo luận tay đôi, Thảo luận nhóm).
Quan sát: là công cụ thường dùng để thu thập dữ liệu định tính, người nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua quan sát bằng mắt.
Ưu điểm:
Thu nhận kiến thức đầu tiên về vấn đề nghiên cứu.
Nhận dạng thực tế về ngữ cảnh, thời gian.
Nhược điểm:
Khó khăn thực hiện: sắp xếp thời gian, nguồn lực
Thảo luận tay đôi: là kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận giữa hai người (nhà nghiên cứu và đối tượng thu thập dữ liệu).
Các trường hợp sử dụng:
Chủ đề nghiên cứu mang tính cá nhân cao.
Đối tượng thảo luận có vị trí xã hội cao.
Thông tin thảo luận mang tính chất bí mật.
Ưu điểm:
Dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu.
Nhược điểm:
Tốn nhiều thời gian và chi phí hơn so với thảo luận nhóm cho cùng kích thước mẫu.
Không có sự tương tác giữa các đối tượng nghiên cứu, nên dữ liệu thu thập khó diễn giải ý nghĩa.
Thảo luận nhóm: là kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến trong nghiên cứu định tính.
Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng nghiên cứu với nhau dưới sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu (người điều khiển chương trình).
Trong quá trình thảo luận, nhà nghiên cứu luôn tìm cách đào sâu bằng cách hỏi gợi ý trực tiếp các đối tượng nghiên cứu nhằm dẫn hướng cho thảo luận sâu hơn.
Các câu hỏi kích thích thảo luận:
Bạn có đồng ý với quan điểm này không? Tại sao?
Còn bạn thì sao? Có ý kiến nào khác không?
Mục đích của kỹ thuật này nhằm đạt được những hiểu biết sâu sắc về vấn đề nghiên cứu bằng cách lắng nghe một nhóm người được chọn ra từ một thị trường mục tiêu phù hợp với những vấn đề mà nhà nghiên cứu đang quan tâm.
Tuyển chọn đối tượng nghiên cứu
Tính đồng nhất trong nhóm càng cao càng dễ dàng cho việc thảo luận nhóm.
Thành viên chưa từng tham gia các cuộc thảo luận tương tự trước đây ít nhất 6 tháng.
Thành viên chưa quen biết nhau.
Thời gian thảo luận nhóm từ 1,5 – 2 giờ là tốt nhất.
Quy trình nghiên cứu định tính:
Chuẩn bị dàn bài sơ bộ và một số câu hỏi gợi ý giúp đào sâu vấn đề nghiên cứu.
Tuyển chọn đối tượng tham gia.
Chọn địa điểm để thực hiện.
Mời các thành viên tham gia thực hiện.
Quy trình thảo luận nhóm:
Tác giả giới thiệu mục đích buổi thảo luận nhóm.
Tác giả trình bày các khái niệm liên quan, các yếu tố trong mô hình nghiên cứu.
Tác giả đặt câu hỏi thảo luận, các câu hỏi xoay quanh vấn đề:
A/C có hiểu rõ nội dung mục hỏi hay không?
Mục hỏi cần chỉnh sửa câu từ như thế nào cho rõ nghĩa?
Mục hỏi nào không phù hợp cần loại bỏ?
Mục hỏi nào cần thiết nhưng chưa thấy trong mô hình, cần thêm vào?
Các thành viên trong nhóm lần lượt trình bày ý kiến của mình và trao đổi thông qua người điều khiển chương trình.
Các ý kiến cá nhân được các thành viên ghi chép trong dàn bài thảo luận và thư ký sẽ ghi nhận lại toàn bộ diễn biến của buổi thảo luận nhóm.
Kết thúc buổi thảo luận nhóm, kết quả buổi thảo luận nhóm được tổng hợp trong Phụ lục 3: Kết quả thảo luận nhóm.
Tác giả sử dụng kết quả thảo luận nhóm để điều chỉnh thang đo, xây dựng thang đo nháp và tiến hành khảo sát sơ bộ với mẫu là 50 quan sát với tiêu chí thuận tiện.
Nghiên cứu định lượng
Khảo sát sơ bộ được thực hiện sau khi đã có bảng câu hỏi nháp, tác giả tiến hành khảo sát 50 người thuộc phạm vi nghiên cứu.
Mục đích: kiểm tra độ tin cậy thang đo để điều chỉnh ra bảng khảo sát chính thức phục vụ cho nghiên cứu trên diện rộng.
Quá trình phân tích dữ liệu sơ bộ như sau:
Đánh giá độ tin cậy thang đo với mục đích kiểm tra mức độ chặt chẽ của các biến quan sát.
Yêu cầu:
Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 – 0.95
Hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0.3
Phân tích nhân tố khám phá với mục đích kiểm tra độ hội tụ của các biến quan sát.
Yêu cầu:
Hệ số KMO từ 0.5 – 1.0
Giá trị sig < 5%
Tại giá trị Eigenvalue > 1 thì tổng phương sai trích TVA > 50%
Các biến hội tụ theo mô hình nghiên cứu ban đầu.
3.4. Nghiên cứu chính thức.
Được thực hiện bằng phân tích dữ liệu định lượng thu thập từ việc khảo sát đối tượng nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi khảo sát.
Mục đích:
Kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp.
Kích thước mẫu:
Để phân tích nhân tố khám phá thì kích thước mẫu được xác định dựa vào kích thước tối thiểu của số lượng biến đo lường đưa vào với tỷ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1. Nguyễn Đình Thọ (2011, tr.415).
Để phân tích hồi quy tuyến tính bội cần kích thước mẫu tối thiểu là n >= 8m + 50 (n: kích thước mẫu tối thiểu, m: số biến độc lập). Nguyễn Đình Thọ (2013, tr.520-521).
Từ 2 điều kiện trên, tính toán ra kích thước mẫu tối thiểu cho nghiên cứu.
Phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu xác suất:
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
Chọn mẫu hệ thống.
Chọn mẫu phân tầng.
Chọn mẫu phi xác suất:
Chọn mẫu thuận tiện.
Chọn mẫu phán đoán.
Chọn mẫu phát triển mầm.
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch, mã hóa, nhập liệu để sử dụng cho phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS với các bước chính sau:
Tóm tắt và mô tả dữ liệu.
Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.
Phân tích nhân tố khám phá EFA.
Kiểm định mô hình nghiên cứu.
Thảo luận kết quả và đề xuất các giải pháp.
3.5. Xây dựng và mã hóa thang đo
Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên thang đo nháp đã được điều chỉnh thông qua thảo luận nhóm và khảo sát sơ bộ.
Để ghi nhận đánh giá của đáp viên đối với các mục hỏi, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm như sau:
1: Rất không đồng ý.
2: Không đồng ý.
3: Không ý kiến.
4: Đồng ý.
5: Rất đồng ý.
Việc mã hóa dữ liệu được trình bày như sau:
Mã hóa dữ liệu đặc điểm nhân khẩu học:
Giới tính: 1 – nam, 2 – nữ.
……
Mã hóa dữ liệu đối với thang đo:
Yếu tố Nhận biết thương hiệu mã hóa chung là NBTH, các biến quan sát mã hóa từ NBTH1 đến NBTH6.
……
Trình bày bảng tóm tắt mã hóa thang đo.
3.6. Phương pháp phân tích số liệu
Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.
Phân tích nhân tố khám phá EFA.
Kiểm định mô hình nghiên cứu:
Phân tích ma trận hệ số tương quan Pearson.
Phân tích hồi quy tuyến tính bội.
Nguồn video: Lê Ngọc Hải Blog
Ngoài ra bạn có thể tham khảo 7 bước thực hiện luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Nghiên cứu định lượng
Hãy like kho bài viết có ích cho việc nghiên cứu của bạn.
Vui lòng ghi rõ nguồn lengochaiufm.blogspot.com khi bạn chia sẻ bài viết này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét