Trích dẫn nội dung: Giáo trình Quảng trị doanh nghiệp
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế quy tụ các phương tiệntài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội.
-Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân:
Tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp là điều kiện cơ bản quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nó do Nhà nước khẳng định và xác định. Việc khẳng định tư cách pháp nhân của doanh nghiệp với tư cách là một thực thể kinh tế, một mặt nó được nhà nước bảo hộ với các hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác nó phải có trách nhiệm đối với người tiêu dùng, nghĩa vụ đóng góp với nhà nước, trách nhiệm đối với xã hội. Đòi hỏi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính trong việc thanh toán những khoản công nợ khi phá sản hay giải thể.
- Doanh nghiệp là một tổ chức sống trong một thể sống (nền kinh tế quốc dân) gắn liền với địa phương nơi nó tồn tại.
- Doanh nghiệp là một tổ chức sống vì lẽ nó có quá trình hình thành từ một ý chí và bản lĩnh của người sáng lập (tư nhân, tập thể hay Nhà nước); quá trình phát triển thậm chí có khi tiêu vong, phá sản hoặc bị một doanh nghiệp khác thôn tính. Vì vậy cuộc sống của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng quản lý của những người tạo ra nó.
- Doanh nghiệp ra đời và tồn tại luôn luôn gắn liền với một vị trí của một địa phương nhất định, sự phát triển cũng như suy giảm của nó ảnh hưởng đến địa phương đó.
Những câu hỏi sau sẽ được giải quyết khi hiểu về quản trị doanh nghiệp:
1. Vai trò và các đặc trưng của hoạt động kinh doanh quốc tế ?
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế ?
3. Hội nhập kinh tế là gì, các mức độ hội nhập kinh tế
4. Thế nào là các định chế kinh tế quốc tế và khu vực ? Vai trò của nó trong kinh doanh quốc tế?
5. Tại sao nói rằng các công ty đa quốc gia ngày nay đang giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh toàn cầu ?
6. Nêu tóm tắt vai trò của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đối với hoạt động kinh doanh quốc tế ? Cơ hội , thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam ?
7. Nêu tóm tắt vai trò Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương đối với hoạt động kinh doanh quốc tế ? Cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam ?
8. Vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đối với hoạt động kinh doanh quốc tế ? Cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam ?
9. Vai trò Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đối với hoạt động kinh doanh quốc tế ?
10. Các hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ? Thuận lợi và bất lợi của từng hình thức ?
11. Các loại chiến lược để thâm nhập và cạnh tranh trong môi trường kinh doanh quốc tế? Thuận lợi bất lợi của chúng ?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét