Trích dẫn nội dung: Giáo trình Phát triển bền vững
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã trở thành đặc trưng cơ bản cuả thời đại và là quốc sách của hầu hết các nước trên thế giới. Phát triển kinh tế xã hội là con đường tất yếu đi lên cuả mỗi nước, nhất là các nước đang phát triển như nước ta, nhưng cần phải phát triển theo mô hình bền vững, đó là phát triển mạnh mẽ, liên tục, của nền kinh tế đồng thời với việc lành mạnh hoá xã hội và bảo vệ môi trường.
Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm đặc biệt. Chỉ thị36- CT/TW, ngày 25/6/1998 của bội chính trị trung ương Đảng Cộng Sản Việt nam về“Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã chỉ rõ: “ Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân lọai, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ trên phạm vi tòan thế giới”.
Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên và môi trường đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, nghiên cứu cơ bản về các qui luật kinh tế và môi trường, khảnăng áp dụng các qui luật của nó vào thực tế để phát triển bền vững cũng đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm vềphát triển bền vững và nghiên cứu về sự phát triển bền vững ở Việt nam, những năm gần đây mới được đề cập đến. Để giúp cho sinh viên có tài liệu tham khảo vể lãnh vực này, chúng tôi viết giáo trình “Phát triển bền vững”(Sustainable Development ).Giáo trình tập trung vào các vấn đề về phát triển bền vững với nội dung nhưsau:
Chương I. Khái niệm cơ bản về phát triển bền vững, lịch sửphát triển bền vững, dân sốvà tài nguyên môi trường, các độ đo về phát triển bển vững, các nguyên tắc phát triển bền vững và các mô hình phát triển bền vững.
Chương II. Định lượng hóa sự phát triển bền vững: Định lượng hóa sự phát triển bền vững ở cấp quốc gia, cấp địa phương,các yêu cầu của việc lưa chọn các tiêu chí và chỉ thị PTBV và qui trình xác định các chỉ thị đánh giá phát triển bền vững.
Chương III.Các nhóm mục tiêu của sự phát triển bền vững. Tập trung vào các đối tượng, các ngành nghề dễ tổn hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên như: người tiêu thụ, người kinh doanh, phụ nữ, người dân tộc. Các ngành ảnh hưởng lớn đến tài nguyên môi trường:công nghiệp, nông nghiệp, du lịch với phát triển bền vững.
Chương IV. Phát triển bền vững ở Việt Nam trong thế kỷ 21.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét