Tướng làm ĐẠI GIA hay BẦN HÀN chỉ cần nhìn dáng đi là sẽ biết ngay, đúng đến khó tin
Chỉ cần nhìn vào dáng đi có thể biết chính xác vận mệnh vinh nhục, sang hèn của một người. Ai cũng có thể tự xem được mà không cần phải nhờ thầy bói.
So với các bộ phận khác trên cơ thể con người, trong Nhân tướng học thì chân ít được để ý hơn. Song qua kinh nghiệm nhiều đời, cổ nhân đã phát hiện ra mối liên quan bí ẩn giữa đặc điểm, tính cách, số phận của con người với hình dáng, kích thước của chân (cẳng chân, bắp chân, bàn chân…) và dáng đi.
Ảnh minh họa.
Luận chung về Tướng chân
Theo quan niệm cổ nhân, chân là nơi trên chở một thân, dưới vận trăm thể, làm tượng của đất, thể dẫu rất thấp, mà dụng rất lớn, có thể phân biệt tốt, xấu, mà xét sang, hèn vậy. Lão Tử nói đại ý rằng, chân tuy ở dưới cùng của thân thể nhưng khả năng chống đỡ lớn nhất, có thể giúp chúng ta đội trời đạp đất.Tương truyền, gian thần đời Tống là Tần Cối có chân dài. Một nhà tướng pháp nhìn thấy Tần Cối liền nói: “Người này phá nước hại dân, e thiên hạ đều chịu họa, nhiều quân tướng chịu chết dưới tay ông ta”, về sau lời nói của nhà tướng pháp quả nhiên ứng nghiệm.
Dưới nhãn quan tướng học Á đông, diện mạo được coi như thân cây, chân tay ví như cành nhánh. Có cây tốt thân mà xấu cành, có cây lại tốt cành mà xấu thân. Cành và thân đều tốt đã đành là quý, nhưng cành tốt thân xấu hay ngược lại thì cây đó vẫn có thể khả dụng. Cho nên, nếu Ngũ quan, Tam đình, Ngũ nhạc (trong Tướng mặt) có bị khuyết điểm đôi chút về mặt hình thức mà tứ chi hợp cách vẫn được coi là loại tướng khả dĩ có phú quý.
Trần Đạm Giã, một nhà nghiên cứu tướng pháp Trung Hoa, đã nói: “Tứ chi đối với con người cũng như bốn mùa đối với sự phát triển của vạn vật. Bốn mùa mà không điều hòa thì vạn vật khó sinh sôi nẩy nở. Tứ chi không ngay thẳng, cân xứng thì kẻ đó suốt đời khốn khổ”.
Dáng đi nói gì?
– Dáng đi chữ bát: Người sở hữu dáng đi chữ bát khi đi hai gót chân của họ sẽ hướng vào và hai mũi chân sẽ hướng ra ngoài. Người có dáng đi này rất cố chấp, cứng đầu và không thích tụ tập. Bù lại, họ thông minh và biết cách nắm bắt cơ hội thăng tiến.
– Dáng đi lắc đảo: Người có dáng đi tùy tiện, lúc thế này lúc thế khác hoặc khi vừa đi vừa cho tay vào túi là người bản lĩnh, có ước mơ và luôn không ngừng nỗ lực làm giàu. Nhược điểm của họ là nóng nảy, không nhún nhường bất cứ ai.
– Dáng đi thẳng: Nghĩa là khi đi chân và tay của họ song song nhau, giữ thăng bằng và khoan thai. Người có tướng đi này sống nội tâm, dễ bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Dù được lòng nhiều người nhưng cuộc sống của họ không có gì đặc biệt.
– Dáng đi nhanh: Nếu bước những bước nhanh, dứt khoát thì bạn là người nóng nảy, bộc trực và có mối quan hệ rộng. Người đi nhanh cũng thường giữ lời hứa và uy tín rất tốt.
– Dáng đi song song: Tức là bước những bước ngắn và chậm. Người có dáng đi song song thường không có chính kiến, vì phân vân do dự mà bỏ qua không ít cơ hội tốt đẹp trong đời. Tuy nhiên, đây lại là một người đáng để làm bạn.
– Dáng đi rắn bò: Người vừa đi vừa lắc lư người, dáng uốn éo như rắn bì rất gian trá và hay giả vờ ngây thơ. Trong công việc, họ không có tinh thần trách nhiệm khiến đồng nghiệp và cấp trên khó lòng tin cậy. Với bạn bè, họ thường vụ lợi và ít khi thật lòng đối tốt với ai.
– Dáng đi vừa đi vừa ngoái đầu: Họ là người bộp chộp, thiếu quyết tâm và dễ dàng nhụt chí. Chưa kể, trong cuộc đời họ sẽ không có thành tựu gì đáng kể.
– Đi chân sáo: Dù thông minh nhưng sự bạc nhược, lười biếng và thụ động là những đặc điểm tính cách rõ nét nhất của người có dáng đi chân sáo.
– Dáng đi chắp tay sau lưng: Họ có tính cách ôn hòa, biết cách quan tâm đến người khác. Trong công việc, họ sẽ có những thành công nhất định. Thế nhưng, khi đạt được thành công họ lại thích thể hiện, ưa giáo huấn người khác.
Nguồn: http://autoxe.net/trai-nghiem/thay-tuong-so-chi-ban-cach-ban-tu-xem-duoc-tuong-ban-tay-chuan-chinh-xac-khong-ngo.html
Hãy like khi bài viết có ích cho nghiên cứu của bạn.
Vui lòng ghi rõ nguồn lengochaiufm.blogspot.com khi bạn chia sẻ bài viết này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét