- Tương truyền, trong thời gian ở chùa Thiếu lâm, Bồ Ðề Ðạt Ma đã quan sát và thấy đa số đệ tử
trong chùa đều mắc chứng xanh xao ốm yếu. Sau khi điều tra, người đã hiểu được nguên nhân vì
họ tuy tinh tấn tu thiền, nhưng hầu như không vận động cơ thể. "Tĩnh" quá dư, mà "Ðộng" bất
túc, đã là cội nguồn của căn bệnh của họ.
- Nhằm mục đích cải thiện tình trạng sức khỏe cho các đệ tử, Người đã nghiên cứu và soạn ra
phương pháp "Dịch cân kinh" và cho các đệ tử theo pháp đó mà luyện tập mỗi ngày, dần dần
thiền bệnh kể trên mới được đẩy lùi.
- "Dịch cân kinh" đã trở thành một bí truyền của võ phái Thiếu Lâm. Chỉ những đệ tử đích truyền
mới được tập mà thôi. Nhưng, về sau chùa Thiếu Lâm đã trải qua nhiều cơn biến động, bởi nạn
binh đao và hỏa hoạn, do triều đình gây ra, một số nhà sư có võ công cao đã thoát được vòng vây
và sống lưu lạc trong dân gian. Trong thời gian sống ẩn náu như vậy, đôi khi họ gặp được những
thanh niên ưu tú và có thiện căn, đã thu nhận làm đệ tử tục gia và truyền dạy võ công cho họ, bởi
vậy mà võ thuật nói chung và "Dịch cân kinh" của Thiếu Lâm nói riêng mới được lưu truyền vào
trong dân gian.
- "Dịch" là thay đổi, "Cân" là gân cốt và "Kinh" là phương pháp. "Dịch Cân Kinh" là phương pháp
đào luyện gân cốt và ý chí đặng chuyển yếu thành mạnh.
- "Dịch Cân Kinh" còn là phương pháp tập kết hợp giữa "Ðộng" và "Tĩnh", giữa "Cương" và
"Nhu", giữa "Thần" và "Khí" và giữa "Khí" và "Lực". Cổ nhân cho rằng một con nước thường
xuyên khơi thông trôi chảy sẽ được trong và sạch, đó là nguồn nước sống. Nếu bị tắc nghẽn, ứ
đọng sẽ bị dơ và thối là con nước chết. Chúng ta thường xuyên tập luyện "Dịch Cân Kinh" trong
một thời gian dài, khí huyết sẽ sung mãn và lưu thông vận hành khắp châu thân, cơ thể sẽ cường
tráng, sẽ đẩy lui được những bệnh tật kinh niên tái phát và đi đến trường sanh tồn thọ.
- "Dịch Cân Kinh" là một phương pháp tốt, quý hơn những "linh đơn thần dược".
12 THỨC ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH
Tư thế chuẩn bị
Thức thứ nhất: Cung thủ đương hung (Chắp tay ngang ngực).
Thức Thứ Nhì: Lưỡng Kiên Hoành Đản (Hai vai đánh ngang).
Thức Thứ Ba: Chưởng Thác Thiên Môn (Hai tay mở lên trời)
Thức Thứ Tư: Trích Tinh Hoán Đẩu (Với sao, đổi vị)
Thức Thứ Năm: Trắc Sưu Cửu Ngưu Vỹ ( Nghiêng mình tìm đuôi trâu).
Thức Thứ Sáu: Xuất Trảo Lượng Phiên (Xuất móng khuất thân)
Thức Thứ Bảy: Bạt Mã Đao Thế (Cỡi ngựa vung đao)
Thức Thứ Tám: Tam Thứ Lạc Địa (Ba lần xuống đất)
Thức Thứ Chín: Thanh Long Thám Trảo (Rồng xanh dương vuốt)
Thức Thứ Mười: Ngoạ Hổ Phốc Thực (Cọp đói vồ mồi).
Thức Thứ Mười Một: Hoành Chưởng Kích Cổ (Vung tay đánh trống)
Thức Thứ Mười Hai: Đề Chủng Hợp Chưởng (Đưa gót hợp chưởng)
Để biết được nhiều kiến thức hơn về DỊCH CÂN KINH các bạn có thể xem những tài liệu dưới đây
- Download tài liệu DỊCH CÂN KINH
Nếu có tài liệu gì hay các bạn có thể để lại dưới bình luận để cùng chia sẻ mọi người. Chân thành cảm ơn !
0 nhận xét:
Đăng nhận xét