Triết lý cuộc sống từ các bản nhạc trữ tình (Phần 1)
Nguồn ảnh: thegioitrochoihay.blogspot.com |
Triết lý thứ nhất - Bài hát Cô hàng xóm - Lê Minh Bằng
Bài hát kể về 1 chàng trai sống một mình ở vùng ngoại ô với một căn nhà tranh, nhỏ xinh. Chàng không có gì ngoài tài ca, hát. Còn nàng là một cô gái sống cạnh nhà, điều kiện gia đình sung túc, có xe đưa xe đón. Nàng "cảm" chàng qua lời thơ, ý nhạc và tiếng đàn hằng đêm của chàng, mặc dù "ca không hay, đàn nghe cũng dở".
Hai năm trôi qua, mặc dù rất "thích" nàng, nhưng chàng thấy mình không xứng, sợ cha mẹ nàng không đồng ý và sợ thân phận bèo bọt của mình sẽ làm khổ cho cuộc đời nàng. Thế là chàng quyết ra đi thật xa để quên hết kỷ niệm, quá khứ, với hy vọng sự ra đi của mình sẽ giúp cho nàng vơi đi nỗi lòng và tìm đến một người khác tốt hơn, đảm bảo cuộc sống cho nàng đầy đủ hơn.
Và điều gì đến cũng đã đến, cánh thiệp hồng và lời than trách bản thân, hay nói đúng hơn là lời tiếc nuối của chính tác giả đối với cuộc tình ngang trái của mình: Có nhớ anh nhạc sĩ nghèo này không?
Bài học: Không bao giờ tự ti với chính bản thân mình, chỉ cần mình nghĩ làm được thì nhất định sẽ làm được, một khi đã quyết định thì không được tiếc nuối.
Triết lý thứ hai - Bài hát Đập vỡ cây đàn - Lê Minh Bằng
Bài hát kể về một chàng trai (chưa biết làm nghề gì nhưng có vẻ có tâm hồn thơ nhạc và đa tình đa cảm) đem lòng "mến" một cô gái có giọng ca thật buồn. Khi yêu con người ta thường đặt con tim lên trước lý trí cho nên khi nàng bảo rằng: anh đi học đàn để đàn theo lúc em ca, chúng ta sẽ có những ngày tháng hoa mộng bên nhau. Đó là một vườn hồng cho những tâm hồn đang yêu và theo bạn, chàng trai có thực hiện không?
Thế là chàng khăng gói lên tỉnh để học đàn trong một năm ròng rã, không có một sự liên hệ nào nơi quê nhà có người yêu ở đó. (Nếu ngày đó có smart phone và 3G chạy phà phà thì chắc câu chuyện sẽ khác). Ngày trở về, chàng mang một tâm trạng hồ hỡi với hy vọng sẽ gặp lại nàng và có những ngày "hoa mộng", nhưng ...................
Chàng giận nàng một thì chàng giận bản thân mình mười, giận đời trở như bàn tay.
Bài học: Khi yêu phải để lý trí và con tim cân bằng nhau, không được nghiêng về một phía. Khi giận không được mất "khôn" đập nát cây đàn là tài sản cá nhân của mình, phải biết quý trọng tài sản cá nhân (biết đâu có thể dùng nó để "câu" em khác).
Triết lý thứ ba - Bài hát Chị tôi - Trần Tiến
Bài hát kể về người chị với 2 đứa em thơ trong một căn nhà nhỏ xinh trên bến sông, một khung cảnh làng quê yên bình với chiếc cầu nhỏ cong cong, với hàng cau trong nắng, với những dây trầu. Vì gia đình khó khăn mà người chị vì lo cho các em đã hy sinh cuộc đời của hình, hy sinh hạnh phúc cá nhân, hy sinh thời con gái lưng ong có bao nhiêu người hàng mong theo để tần tảo nuôi các em khi mẹ qua đời. Đến khi những đứa em khôn lớn rồi cũng vì gia đình riêng, vì chuyện chồng con và rồi cũng bỏ chị mà ra đi. Lúc mà chị không còn vướng bận chuyện các em, chuyện tần tảo lo cho gia đình thì lúc đó tuổi xuân của chị cũng đã qua đi.
Định mệnh đã cho chị gặp được người đàn ông về xây chiếc cầu nối bờ sông, nhưng hy vọng nhiều thì thất vọng cũng thật nhiều. Cầu xây xong đã lâu nhưng không thấy người về đưa dâu và chị tôi một lần nữa dang dở.
Bài học: Cuộc đời ta chỉ có một và không ai có thể sống "dùm" ta cuộc đời đó, hãy biết quý trọng bản thân, nắm lấy hạnh phúc khi ta còn có thể nắm lấy nó.
Còn tiếp .....................
Đây là suy nghĩ của mình, còn bạn thì sao, hãy chia sẻ triết lý cuộc sống của bạn, mình sẽ trích trực tiếp vào các bài tiếp theo và ghi rõ nguồn đóng góp từ bạn
Vui lòng ghi rõ nguồn lengochaiufm.blogspot.com khi bạn chia sẻ bài viết này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét