Bát Cực quyền (八極拳, Bính âm: Bājíquán, âm Nhật: Hakkyoku-ken), tên chính thức là Khai Môn Bát Cực quyền, là một môn phái võ nghệ với lực tấn công mạnh nhất trong số nhiều môn phái quyền pháp Trung Hoa. Sức mạnh phá hủy của nó được đánh giá là "băng hám đột kích", tức chỉ một đòn khiến cả núi cũng phải lở, lực đột kích làm núi cũng phải lay.
Lực tấn công của Bát Cực quyền xuất phát từ "chấn cước", tức kỹ thuật dậm mạnh chân xuống đất.
Bát Cực quyền phát huy sức mạnh hủy diệt ghê gớm nhờ động tác sử dụng hết toàn thân, truyền năng lượng sinh ra từ chấn cước của phần thân dưới đến đối phương, thông qua bộ vị của phần thân trên. Đó là kiểu đánh lấy tấn công làm trung tâm, tư thế trong chiến đấu không bị vỡ đường trung tâm của cơ thể, tấn công và phòng thủ ngay trong trạng thái đứng. Trong các võ phái khác, vẫn thường thấy kỹ thuật tấn công trong các trạng thái bay nhảy, nằm ngồi.
Điểm đặc trưng trong chiến pháp của Bát Cực quyền chính là tiếp cận chiến, được thể hiện qua cụm từ "hùng bộ hổ trảo" (bước gấu vuốt cọp). Tức là tư thế tiếp cận đối phương thì vững chải, sừng sửng như gấu, ra đòn thì ngắn và cương mãnh như hổ. Kỹ thuật tấn công khi tiếp cận chiến không chỉ giới hạn ở quyền (nắm đấm) và chưởng (lòng bàn tay). Dù đối phương có phòng ngự được quyền và chưởng thì ta vẫn có thể liên tiếp xuất ra đòn đánh chỏ (khuỷu tay) hay dùng cả thân người húc vào.
Dùng hết toàn thân, nhất kích tất đảo (một chiêu phải ngả), tấn công chắc chắn trong tiếp cận chiến, đó chính là Bát Cực quyền.
Read more »
0 nhận xét:
Đăng nhận xét