Hướng dẫn viết chương 1
Luận văn thạc sĩ (nghiên cứu định lượng)
Cấu trúc chương:
1.1. Lý do chọn đề tài/Tính cấp thiết của đề tài.
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
1.3. Mục tiêu ngiên cứu của đề tài.
1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài.
1.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
1.6. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
1.7. Kết cấu đề tài.
Nội dung
1.1. Lý do chọn đề tài/Tính cấp thiết của đề tài.
- Xem xét, đánh giá, tổng hợp thông tin bên ngoài (Nguồn tổng hợp: báo, tạp chí, website, tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành).
- Xem xét, đánh giá, tổng hợp thông tin bên trong (Nguồn tổng hợp: báo cáo thường niên của đơn vị, thông tin nội bộ, báo, website đơn vị).
- Tổng hợp, đánh giá, so sánh thông tin bên ngoài với thông tin bên trong từ đó nêu lên sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Yêu cầu: viết tối đa 1,5 trang, không viết dài hơn tránh diễn giải lan man, các số liệu dẫn trong bài cần ghi rõ nguồn thu thập.
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài để trả lời câu hỏi "Tổng quan cái gì và tổng quan để làm gì?". Mục đích của việc nêu tình hình nghiên cứu đề tài giúp ta xác định khung lý thuyết và có định hướng đúng đắn.
- Nguồn tổng hợp: sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành, các nghiên cứu mang tính kinh điển được trích dẫn nhiều lần.
- Yêu cầu: trình bày tối thiểu 02 nghiên cứu nước ngoài, 02 nghiên cứu trong nước và các nghiên cứu này phải là rất gần với đề tài của mình.
- Lưu ý:
+ Các nghiên cứu này phải được đăng trên tạp chí có mã ISSN.
+ Các bài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ chỉ được tham khảo, không được dẫn vào bài của mình.
- Cách thức trình bày:
+ Tên tác giả, (năm xuất bản), Tên nghiên cứu, Tên tạp chí, Cơ quan xuất bản, số trang.
+ Chỉ liệt kê tên các nghiên cứu, không cần trình bày nội dung chi tiết.
- Cách thức trình bày:
+ Tên tác giả, (năm xuất bản), Tên nghiên cứu, Tên tạp chí, Cơ quan xuất bản, số trang.
+ Chỉ liệt kê tên các nghiên cứu, không cần trình bày nội dung chi tiết.
1.3. Mục tiêu ngiên cứu của đề tài.
- Ta phải trả lời cho câu hỏi: nghiên cứu để làm gì và có các câu hỏi nào phải trả lời khi nghiên cứu?- Mục tiêu phải rõ ràng, gắn kết chặt chẽ với tên đề tài.
- Trình bày tối đa 03 mục tiêu và mục tiêu đề ra phải giải quyết được.
+ Xác định mô hình đo lường/Xác định các yếu tố tác động.
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố.
+ Đề xuất các giải pháp/Nêu lên các hàm ý quản trị/Nêu lên các gợi ý về chính sách.
- Câu hỏi nghiên cứu:
+ Có những mô hình nào đo lường ?/Những yếu tố nào tác động ?
+ Thực trạng như thế nào ?/Mức độ tác động của các yếu tố này như thế nào?
+ Các giải pháp nào để nâng cao ?
1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố trong mô hình nghiên cứu.- Đối tượng khảo sát: là người sẽ tham gia trả lời bảng phỏng vấn trong cuộc khảo sát.
- Phạm vi nghiên cứu (Phạm vi không gian): là giới hạn trong khu vực nghiên cứu.
- Thời gian nghiên cứu (Phạm vi thời gian): giới hạn thời gian nghiên cứu.
1.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
- Nêu rõ phương pháp nghiên cứu trong đề tài là gì:
+ Định tính.
+ Đinh lượng.
+ Định tính kết hợp định lượng.
- Nghiên cứu định tính:
+ Tổng hợp tài liệu.
+ Nghiên cứu sơ bộ: phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn tay đôi.
+ Mục đích: xác định lại các yếu tố có sẵn, khám phá các yếu tố mới tác động đến yếu tố phụ thuộc.
- Nghiên cứu định lượng:
+ Phỏng vấn khách hàng thông qua bảng khảo sát.
+ Phân tích dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS: đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính.
+ Mục đích: kiểm định mô hình nghiên cứu.
+ Định tính.
+ Đinh lượng.
+ Định tính kết hợp định lượng.
- Nghiên cứu định tính:
+ Tổng hợp tài liệu.
+ Nghiên cứu sơ bộ: phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn tay đôi.
+ Mục đích: xác định lại các yếu tố có sẵn, khám phá các yếu tố mới tác động đến yếu tố phụ thuộc.
- Nghiên cứu định lượng:
+ Phỏng vấn khách hàng thông qua bảng khảo sát.
+ Phân tích dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS: đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính.
+ Mục đích: kiểm định mô hình nghiên cứu.
1.6. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa khoa học:+ Chỉ ra các yếu tố tác động đối với nghiên cứu.
+ Bổ sung thêm lý thuyết cho các nghiên cứu trong cùng lĩnh vực.
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Giúp đưa ra các giải pháp, hàm ý quản trị, gợi ý chính sách.
1.7. Kết cấu đề tài.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả khảo sát và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và giải pháp.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả khảo sát và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và giải pháp.
Nguồn: Lê Ngọc Hải Blog
Ngoài ra bạn có thể tham khảo 7 bước thực hiện luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Nghiên cứu định lượng
Hãy like khi bài viết có thể giúp ích cho bạn trong việc nghiên cứu.
Vui lòng ghi rõ nguồn lengochaiufm.blogspot.com khi bạn chia sẻ bài viết này
0 nhận xét:
Đăng nhận xét